KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO CON SAU CAI SỮA
Là giai đoạn nuôi heo con sau khi cai sữa đến 4 tháng tuổi. Ở các nước chăn nuôi tiên tiến đây là giai đoạn nuôi heo con đến khi heo con đạt trọng lượng 10 đến 70 kg. Đây cũng là giai đoạn nuôi heo có hiệu quả kinh tế cao nhất.I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HEO CON SAU CAI SỮA
Trong vòng 20 ngày đầu sau khi heo con cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ thuộc vào heo mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa heo con phải sống động lập và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Heo con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó. Sức đề kháng của heo con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm cho heo con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Heo con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn, và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn. Hình 1: Kỹ thuật chăn nuôi heo sau cai sữaII. NHỮNG YÊU CẦU CHĂN NUÔI HEO CON SAU CAI SỮA
Đây là giai đoạn nuôi có hiệu quả nhất bởi vì heo có khả năng tăng trọng nhanh và khả năng tích lũy nạc tốt nhất, giá heo con bán ra theo giá heo con giống cao hơn heo thịt.. Nuôi heo con sau cai sữa phải đạt các yêu cầu sau đây:1. Có tỷ lệ nuôi sống cao
Trong quá trình nuôi heo con sau cai sữa, phải đạt từ 96% heo con sống trở lên, trong chăn nuôi nông hộ có thể đạt cao hơn do nông dân chỉ nuôi số nái ít và dễ chăm sóc.2. Có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh (DG)
Heo con nuôi giai đoạn sau cai sữa thường có tốc độ sinh trưởng cao và khả năng sử dụng thức ăn rất tốt. Theo yêu cầu trong chăn nuôi, heo con nuôi trong giai đoạn này phải đạt tốc độ tăng trọng như sau: heo ngoại 13 – 16 kg/tháng 450 – 550 g/ngày Nuôi heo ngoại có thể đạt tới 650 – 700 g/ngày3. Tiêu tốn thức ăn thấp
Heo địa phương: 1.2- 1.4 kg tăng trọng Heo ngọai 1.1 – 1.3 kg tăng trọng4. Có chất lượng giống tốt
Khi kết thúc nuôi heo con sau khi cai sữa, nếu heo được chuyển lên nuôi hậu bị thì những heo con đó phải đạt tiêu chuẩn phẩm giống tốt. Nếu chuyển lên nuôi thịt heo cũng đảm bảo có chất lượng giống cho nuôi thịt và đồng thời có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn từ 95% trở lên.5. Tỷ lệ heo con mắc bệnh thấp
Heo con sau khi kết thúc nuôi ở giai đoạn này thì không mắc các bệnh tật hoặc nếu có mắc bệnh thì chỉ ở tỷ lệ thấp (< 5%), với các bệnh về ký sinh trùng hoặc là các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời heo con có khả năng đề kháng cao và khả năng thích nghi tốt trong điều kiện sống mới. Hình 2: Kỹ thuật chăn nuôi heo sau cai sữaIII. CAI SỮA HEO CON
1. Những yêu cầu khi tiến hành cai sữa heo con
– Heo con sau khi cai sữa phải có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh – Rút ngắn thời gian heo con bú sữa mẹ – Heo con sau khi cai sữa không mắc các bệnh về đường tiêu hóa * Những nguyên tắc để cai sữa heo con thành công: – Thời gian phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo con. Chính là lúc heo con đã có khả năng tự sống độc lập một mình mà không cần đến sự bảo vệ và che chở của mẹ nó. – Tránh gây ra những thây đổi đột ngột đối với heo con và heo mẹ khi cai sữa, tức là heo con sau khi cai sữa không bị khủng hoảng về dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cơ thể heo con và heo mẹ sau khi cai sữa không xảy ra hiện tượng viêm vú hay sốt sữa. * Thời gian cai sữa: Để xác định thời gian cai sữa cho heo con phù hợp chúng ta phải căn cứ vào những điều kiện sau: – Điều kiện chăn nuôi ở từng nơi, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi và cơ sở vật chất kỹ thuật. – Căn cứ vào đàn heo con có độ đồng đều cao hay thấp, khả năng ăn thức ăn bổ sung của heo con như thế nào? – Khả năng nuôi con của heo mẹ, khả năng tiết sữa trong thời kì cai sữa và chu kỳ sinh sản tiếp theo của heo nái. – Thông thường thời gian cai sữa cho heo con là từ 3 tuần đến 4 tuần tuổi. Từ đó việc xác đinh thời gian cai sữa ở mỗi một nơi hay vùng đều có sự lựa chọn thích hợp với cơ sở chăn nuôi của mình, đồng thời người chăn nuôi nên phát huy khả năng sản xuất tốt nhất của heo nái sinh sản. Hình 3: Kỹ thuật chăn nuôi heo sau cai sữa2. Nuôi dưỡng heo con khi cai sữa
2.1. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần thấp Khả năng tiêu hóa chất xơ ở heo con còn kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao thì heo con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, heo con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là 5 – 6 %. Xu hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của heo để nâng cao sức khỏe 2.2. Có tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp Heo con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, heo con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho heo con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần. 2.3. Có tỷ lệ nước thích hợp Nếu khẩu phần heo con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nên nền chuồng bẩn, ẩm thấp và heo con dễ nhiễm bệnh. Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của heo con. Tỷ lệ thức ăn tinh: thô phải thích hợp, cứ 1 kg thức ăn tinh trộn với 0,5 kg nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1:1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho heo con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do. Ngoài ra chúng ta còn bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg, Fe, I2… và bổ sung cho lợn những chế phẩm Vitamin – Khoáng. 2.4. Phương pháp cho heo con ăn – Cho heo con ăn nhiều bữa trong ngày, 5 – 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn cho ăn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, nếu cho ăn thành nhiều bữa sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho heo con ăn. – Cho heo con ăn đúng giờ giấc qui định và tập cho heo con có những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa. – Cho heo con ăn từ từ để tránh vung vãy ra ngoài và từ đó hạn chế được heo con mắc các bệnh về đường tiêu hóa. – Cho heo con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng.3. Chăm sóc quản lý
Trong quá trình chăm sóc quản lý heo con, cần hạn chế bớt những yếu tố tác động từ bên ngoài, tạo điều kiện cho heo con ổn định để sinh trưởng và phát triển bình thường. 3.1. Tiến hành phân lô và phần đàn theo một số yêu cầu sau Lợn con có độ tuổi và trọng lượng của heo con như nhau. Trước khi phân lô và phần đàn chúng ta thả cho heo con tiếp xúc với nhau để tránh heo con cắn xé lẫn nhau. Thông thường nuôi với số lượng heo con từ 15 – 20 con/lô 3.2. Chuồng trại Tùy theo điều kiện chăn nuôi của mỗi nơi mà nền chuồng của heo con có thể lát bằng gạch, bê tông. Sử dụng tấm lát bằng nhựa là tốt nhất. heo luôn được đảm bảo nhiệt độ từ 28 – 32 °C, độ ẩm từ 65 – 70 % và tránh gió Đông bắc và Tây nam. 3.3. Vận động Tác dụng của vận động đối với heo con như sau: Tăng phát triển bộ xương, tăng khả năng tiêu hóa làm cho heo con sinh trưởng và phát triển nhanh và lợn ít còi cọc. Có điều kiện để bổ sung thức ăn sớm cho heo con được dễ dàng, bổ sung thêm rau xanh cho heo con. Vì vậy phải cho heo con vận động tự do trên các sân hay bãi chơi nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo con. Hình 4: Kỹ thuật chăn nuôi heo sau cai sữa 3.4. Chăm sóc nuôi dưỡng Cho heo con ăn uống theo tiêu chuẩn, khẩu phần (cho ăn đúng) và không thay đổi khẩu phần ăn đột ngột. Duy trì ổn định các thao tác nuôi dưỡng hàng ngày phải thực hiện đúng nhưng trong lịch đã nêu trong các phiếu theo dõi heo con. Đặc biệt là chế độ nuôi dưỡng heo con phải thực hiện đúng để có thể điều khiển khả năng sinh trưởng và phát triển của heocon theo ý muốn. 3.5. Phòng bệnh cho heo con sau khi cai sữa Chúng ta tiến hành tiêm phòng các bệnh bằng các vaccine như: Tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả…khi chúng đạt 8 – 12 tuần tuổi. Chúng ta cũng có thể tiêm vắc-xin bổ sung đợt 2 cho heo khi đạt 16 tuần tuổi để nâng cao sức đềs kháng bệnh. Trong thời gian này chúng ta phải tẩy giun sán cho heo con bằng các loại thuốc dễ tẩy và ít gây ra ngộ độc cho heo con. 3.6. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và bổ sung cho heo con – Dùng các chế phẩm men tiêu hóa – Sử dụng các hợp chất vitamin và vi khoáng. – Sử dụng các chất sinh học như probiotics… Nguồn: Học viện nông nghiệp 1 Hà Nội. Tham khảo thêm :- .Tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại để mang lại lợi nhuận kinh tế cao !
- Khái niệm kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản để quản lý đàn hiệu quả !
Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293 .
Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234.