Bệnh tụ huyết trùng là một loại bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Bà còn cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu những điều cần biết về triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn ngay trong bài viết dưới đây.
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn là gì?
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn là gì?
Bệnh tụ huyết trùng trên heo là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do loại vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) gây ra. Loại bệnh này không chỉ lây lan ở lợn mà còn có thể lây nhiễm ở hầu hết các loại gia súc, gia cầm.
Heo nhiễm bệnh thường chỉ từ 3 – 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch kém. Heo mắc bệnh thường có tỷ lệ tử vong cao, do bị mắc thêm các bệnh ngoài: suyễn, đóng dấu heo, phó thương hàn và dịch tả heo.
Vi khuẩn tụ huyết trùng thường lây lan qua đường hô hấp và tập trung chủ yếu ở niêm mạc đường hô hấp, khi cơ thể heo suy yếu do bị bệnh, thay đổi thời tiết, chuồng trại không sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ phát triển thành bệnh. Và có thể lây lan nhanh chóng trong đàn, gây thiệt hại lớn.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn có thể ủ bệnh từ 6 – 48 tiếng. Sau khi lợn phát bệnh sẽ có 3 thể: quá cấp, cấp tính và mãn tính.
1. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn – Thể quá cấp
Theo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này bệnh thường phát triển nhanh chóng. Mình có thể bắt gặp các triệu chứng:
– Heo đột ngột bị sốt từ 41 – 42°C, cơ thể run rẩy
– Bắt đầu bỏ bữa, chán ăn, nằm một chỗ
– Da bắt đầu xuất hiện các vết tím tái và đỏ rực thành các mảng lớn
– Có thể thở hổn hển do khó hô hấp, đôi lúc ho và chảy nước mũi.
Khi bệnh chuyển nặng lợn thường thở bằng miệng, toàn thân tím tái và sẽ chết sau 12 – 36 giờ. Nếu không lợn sẽ chuyển sang thể mãn tính
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
2. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn – Thể cấp tính
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Ở thể cấp tính heo thường sẽ có những triệu chứng ho, sốt và viêm phổi. Giai đoạn này sẽ phát bệnh trong khoảng 4 – 5 ngày. Nếu bà con kịp thời phát hiện và cứu chữa thì lợn sẽ có khả năng khỏe lại. Nếu để quá thời gian thì lợn sẽ chết do bại huyết.
3. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn – Thể mãn tính
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Ở thể mãn tính heo sẽ bắt đầu có những biểu hiện:
– Gầy xộc đi do bỏ ăn lâu ngày
– Ho khan liên miên và khó thở.
– Sau đó heo bắt đầu có các triệu chứng như ỉa chảy, phân có mùi khó chịu.
– Trên da vẫn xuất hiện các vết bầm tím do máu tụ đặc biệt ở tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn.
Heo ở giai đoạn này sẽ chết sau 1-2 tháng sau khi nhiễm bệnh.
PHÒNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN
1. Tiêm phòng vacxin
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Để bắt đầu phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn, bà con cần tiêm vắc xin đầy đủ cho heo, ngay từ khi heo đủ tuổi.
Theo như Sở phát triển Nông Nghiệp và PTNT của thành phố Hà Nội, chúng ta nên tiêm vaccine cho heo 2 lần/ năm, còn đối với các trại chăn nuôi nhiều thì nên tiêm 3 lần/ năm, để đảm bảo đàn lợn không bị mắc bệnh.
Heo cần được tiêm vaccine lần 1 vào khoảng 45 – 50 ngày tuổi, lần 2 cách lần 1 khoảng 3-4 tuần, sau đó lợn cần được tiêm nhắc lại 6 tháng/ lần.
Để phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở lợn kịp thời và hiệu quả, bạn nên theo dõi và thực hiện theo lịch tiêm vaccine cho heo con an toàn và đặc biệt quan tâm tới những lưu ý khi tiêm vaccine cho heo.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Như đã đề cập phần trên, chuồng trại không sạch sẽ có thể khiến heo mắc bệnh tụ huyết trùng. Không chỉ riêng căn bệnh này, nếu chuồng trại của heo không được giữ thoáng mát, sạch sẽ, khử trùng thường xuyên thì đây sẽ là một ổ bệnh cho heo của bà con.
Bà con nên:
– Thường xuyên quét dọn, tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi định
– Kỳ cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ…
– Heo mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15 – 20 ngày trước khi nhập đàn.
– Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ.
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Nếu như chẳng may đàn lợn của mình bị nhiễm tụ huyết trùng bà con có thể tham khảo đơn thuốc dưới đây.
Tên thuốc | Liệu lượng/ thể trọng | Tiêm nhắc lại sau số giờ? |
SHOTAPEN LA | 1ml cho 10 kg thể trọng | Sau 48 – 72 giờ |
AMPI-KANA | 1 lọ 1gr cho 50kg thể trọng | Ngày 2 lần liên tục 3 – 5 ngày |
HAMOGEN | 1ml tiêm bắp cho 10 kg thể trọng | Ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày |
GENTAMOX INJ | 1ml tiêm bắp cho 10 – 15 kg thể thể trọng | Ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày |
MACAVET | 1ml/7 – 10kg thể trọng | Ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày |
LINSPEC 5/10: | 1ml/7 – 10kg thể trọng | Liên tục 3-5 ngày |
Đơn thuốc trên được tham khảo tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên tùy vào mức độ bệnh mà đơn thuốc có thể khác nhau nên bạn hãy đến đơn vị thú ý gần nhất để được kê đơn chuẩn nhé.
KẾT LUẬN
Bà con vừa tìm hiểu bài viết “Điều cần biết về triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn” Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua
📨 Fanpage: Nông Nghiệp Giá Tốt JSC
☎️ Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293
📞 Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234
📌 Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
🤙 Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Bệnh lở mồm long móng ở lợn và cách phòng tránh
Bệnh phù đầu ở lợn và cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất
Các loại bệnh thường gặp ở heo bà con cần quan tâm
Triệu chứng viêm tử cung ở heo nái cần nhận biết kịp thời!
Những lưu ý sau khi tiêm vacxin cho lợn
THAM KHẢO VIDEO