Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

BỆNH XOẮN KHUẨN Ở LỢN – BỆNH NGHỆ (LEPTOSPIROSIS)

benh-xoan-khuan-o-lon

1. Nguyên nhân bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

Bệnh Lepto ở lợn hay có tên gọi khác là bệnh nghệ, là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở lợn do loại xoắn khuẩn Leptospira spp gây ra.

Căn bệnh này sẽ lây lan chủ yếu qua chuột, chuột sau khi bị nhiễm bệnh đi tiểu và đem vi khuẩn đó lây lan ra môi trường xung quanh.

Cả con người và gia súc đều có thể bị nhiễm bệnh. Đường lây nhiễm chủ yếu như: các vết xước trên da, niêm mạc, đường sinh dục…Căn bệnh này diễn ra quanh năm, có thể lây lan nhanh chóng trong cả đàn.

Không chỉ có khả năng gây bệnh ở lợn loại bệnh này có thể gây bệnh trên các loài vật nuôi khác như trâu, bò, chó, chuột, mèo và cả con người.

2. Ảnh hưởng bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

benh-xoan-khuan-o-lon-1

Ảnh hưởng bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

Sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sinh sản nhanh chóng, sau đó xâm nhập và máu, gan, thận gây ra các triệu chứng bại huyết, vàng da…

Với lợn đang mang thai, mầm bệnh sẽ xâm nhập dạ con vào bào thai, gây ra sảy thai hoặc khiến lợn con bị chết lưu. Bên cạnh đó, độc tố của xoắn khuẩn còn gây ra các tổn thương với hệ thần kinh trung ương và gây bệnh viêm não, viêm màng não.

3. Triệu chứng bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

benh-xoan-khuan-o-lon-3

Triệu chứng bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

Bệnh Lepto xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn và có thời gian ủ bệnh từ 2-20 ngày. Bệnh được chia làm 3 thể chính: thể á lâm sàng, thể cấp và á cấp tính và thể rối loạn sinh sản. Ở mỗi thể, lợn bị bệnh Lepto sẽ có những triệu chứng khác nhau

3.1. Thể á lâm sàng

Đây là thể khó phát hiện bằng mắt thường, bà con chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi xét nghiệm huyết thanh.

3.2. Thể cấp và á cấp tính

Heo bị mắc bệnh ở thể này thường có các triệu chứng lâm sàng có thể phát hiện:

– Heo mệt mỏi, nằm im một chỗ và bắt đầu bỏ ăn

– Heo bắt đầu sốt nhẹ 40- 40,5⁰ và lên xuống ngắt quãng 3-5 ngày

– Tiêu chảy, nhưng không có triệu chứng của vàng da hay nước tiểu đỏ

– Dần dần xuất hiện triệu chứng điển hình của bệnh: vàng da, niêm mạc, tiểu ra máu.

– Do độc tố của xoắn khuẩn gây viêm màng não, dẫn đến heo bị thần kinh, quỵ hay liệt nửa cơ thể, phù đầu, tỷ lệ chết cao. Nếu heo mang thai thì xảy thai, heo đực bao dương vật sưng to, heo gầy do bệnh kéo dài.

3.3. Thể rối loạn sinh sản

Heo ở thể rối loạn sinh sản sẽ bị nhiễm khuẩn, heo có thể phát triển các vấn đề rối loạn sinh sản như sảy thai hoặc chết lưu thai chỉ sau 4-7 ngày. 

Heo con sơ sinh thường gặp các tình trạng nguy hiểm như tỷ lệ tử vong cao, cùng với các triệu chứng như sốt, mất sữa và vàng da ở heo nái. 

4. Phòng bệnh bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

Phòng bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu ở những các trang trại, bà con có thể tham khảo các cách phòng bệnh xoắn khuẩn hiệu quả dưới đây. 

4.1. Vệ sinh chuồng trại

Đối với việc ngăn chặn bệnh Lepto, việc duy trì sạch sẽ và thông thoáng trong chuồng trại là ưu tiên hàng đầu. Sử dụng các dung dịch sát trùng như Fordecid, Via iodine, Bencovet để lau sạch chuồng ít nhất 2 lần/tuần. Loại bỏ vật trung gian gây bệnh, đặc biệt là chuột, giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong đàn.

Ngoài ra, cần cách ly hoàn toàn heo mới nhập đàn và thường xuyên kiểm tra huyết thanh để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, đặc biệt là đối với bệnh Lepto.

4.2. Tiêm vacxin phòng bệnh

Tiêm vacxin là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất đối với bệnh Lepto ở lợn. Đặc biệt, nếu chuồng trại nằm ở vùng có nguy cơ cao nhiễm bệnh, việc tiêm vacxin trở thành điều cần thiết để bảo vệ đàn lợn khỏi bệnh tật.

4.3. Sử dụng thuốc phòng bệnh

Bên cạnh việc tiêm vacxin, sử dụng các loại thuốc bổ trợ như Liquid health KTMD chứa acid amin, vitamin, khoáng chất và Monoamonium glycyrrhizinate giúp tăng cường sức đề kháng cho heo.

Ngoài ra, bổ sung Beta glucan C và các loại kháng sinh như Floazmax 50 (florfenicol) hoặc Az doxy 50S (doxycycline) cũng là cách tốt để hỗ trợ lợn chống lại bệnh. 

5. Điều trị bệnh bệnh xoắn khuẩn ở lợn 

Nếu bà con phát hiện lợn của mình bị nhiễm bệnh, ưu tiên hàng đầu chính là gọi bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó bà con cũng có thể tham khảo liều thuốc dưới đây:

– Thuốc thú y Az Flo-doxy đặc trị viêm phổi – tiêu chảy-lepto, với liều dùng 1ml/10-15kgTT, chích 1 lần/ ngày

– Thuốc Maxflo LA là sản phẩm chứa florfenicol hàm lượng cao được sử dụng trong điều trị bệnh nghệ cho lợn với liều 1ml/25kgTT, chích 1 lần/ ngày

– Viatylan 20% 1ml/15-20kgTT, chích 1 lần/ ngày

– Dùng liên tục từ 3-5 ngày.

Ngoài ra, bà con cũng cần sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt Az ketopro và các thuốc nâng cao sức đề Aztosal và Viahepa, để heo nhanh chóng khỏe mạnh.

Kết luận

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bà con có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua 

📨 Fanpage: Nông Nghiệp Giá Tốt JSC

☎️ Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293

📞 Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234

📌 Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot01 

🤙 Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh lở mồm long móng ở lợn và cách phòng tránh

Bệnh phù đầu ở lợn và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Các nguyên nhân sẩy thai ở heo nái và cách kiểm soát

THAM KHẢO VIDEO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *