Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở LỢN 2023

benh-lien-cau-khuan-o-lon-nong-nghiep-gia-tot

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn là căn bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của đàn lợn mà còn có khả năng gây hại lên cả người. Theo báo cáo mới nhất của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận nhiều ca lây nhiễm bệnh này ở người do chăn nuôi, sử dụng thịt thương phẩm từ lợn nhiễm bệnh. 

Biết rõ nguyên nhân và cách chữa bệnh liên cầu khuẩn ở lợn sẽ giúp chủ hộ chăn nuôi hạn chế được rủi ro về lãng phí nguồn lực và bảo vệ sức khỏe của đàn. Cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.

benh-lien-cau-khuan-o-lon-nong-nghiep-gia-tot

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có khả năng gây hại cho con người

Nguyên nhân dẫn tới bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn do virus có tên là Streptococcus gây nên. Loại vi khuẩn này có hình cầu hoặc hình oval, thường cư trú ở đường hô hấp hoặc xoang mũi, hạch hạnh nhân ở động vật. Thi thoảng, chúng cũng ký sinh và gây tổn thương trầm trọng cho hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục của lợn, gây ảnh hưởng lớn tới khả năng trao đổi chất và sinh sản. 

S.suis có thể tồn tại trong phân, nước, rác, môi trường truyền nhiễm của chúng rất rộng vì thế chúng dễ sinh sôi và lây lan. Muốn tiêu diệt loại virus này, bạn có thể sử dụng đến một số hoạt chất tẩy rửa chuồng trại mạnh, điều trị bằng kháng sinh cho lợn với liều lượng phù hợp. 

virus-nong-nghiep-gia-tot

Vi khuẩn S.suis là nguyên nhân dẫn đến bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Phương thức lây truyền vi khuẩn 

Trong cấu tạo của vi khuẩn S.suis có chứa huyết thanh tuýp II có khả năng gây bệnh ở người. Chúng có thể lây truyền sang người khi chúng ta chăn nuôi, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh hoặc ăn thịt lợn có vi khuẩn nấu chưa chín.

Lợn bị nhiễm bệnh thường đồng thời là nguồn lây nhiễm chính. Vi khuẩn có ở đường hô hấp, máu hay chất bài tiết của lợn có thể thông qua đường kim tiêm mang vi khuẩn tới các con lợn khác. 

Lợn nái thường lây truyền từ tử cung, âm đạo; khả năng nhiễm bệnh ở lợn con sẽ cao hơn là lợn trưởng thành. Ngoài ra, các chất thải, chất độn trong chuồng trại chăn nuôi cũng có thể trở thành nguồn lây bệnh thứ cấp, là môi trường sinh sôi nảy nở cho vi khuẩn gây bệnh.

lien-cau-khuan-nong-nghiep-gia-tot

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có thể lây lan qua chất thải, chất độn

Cách nhận biết bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Thông thường, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ, sau cai sữa. Đối với nhóm lợn con theo mẹ (khoảng 1 tuần tuổi) sẽ có biểu hiện như liệt nhẹ, khớp sưng, lợn thường rên rỉ đau đớn, bên trong khớp thấy mủ, đi lại khó khăn.

Nhóm lợn cai sữa sau sinh từ 10 – 15 ngày thường có hiện tượng run rẩy, trợn ngược mắt, dễ dẫn đến tử vong. 

Ở thể cấp tính, lợn thường nằm sấp, lông dựng đứng, khoảng 2 tiếng sau thì trợn mắt, sùi bọt mép. Lúc này vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào hệ tuần hoàn, làm nhiễm trùng máu, dẫn đến viêm khớp, nhiều dịch khớp và viêm phổi kèm theo xuất huyết. 

Nhóm lợn thịt: thấy dạng viêm loét sùi van tim.

Nhóm lợn nái: chảy nước nhờn từ âm hộ, có thể sảy thai, tiểu ra nước đục có lẫn cả máu mủ do hậu quả từ viêm tử cung, âm đạo hoặc viêm bàng quang.

dau-hieu-nhiem-lien-cau-khuan-o-lon-nong-nghiep-gia-tot

Dấu hiệu nhiễm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Các biện pháp phòng chống bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Khi phát hiện có lợn bị bệnh, bà con cần ngay lập tức tách lợn ra khỏi đàn và cách ly chúng. Quá trình cách ly lợn cần đảm bảo an toàn sinh học, sát khuẩn chuồng trại và thường xuyên vệ sinh chuồng khô ráo, sạch sẽ để tránh làm hình thành ổ lây truyền vi khuẩn. 

Tham khảo thêm các nguyên tắc trong trại heo đảm bảo an toàn sinh học

Người chăn nuôi khi tiếp xúc với lợn bị bệnh cần nắm được kỹ thuật sát trùng, giữ ấm lợn và cho lợn uống nước đầy đủ. 

Sử dụng loại kháng sinh như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài.

Dùng Paracetamol pha nước uống, tiêm hạ sốt (không steroid) cho lợn nhiễm bệnh có triệu chứng ho, sốt, bỏ ăn.

Để phòng chống lợn bị liên cầu khuẩn, bà con nên:

+ Theo dõi chặt chẽ việc đỡ đẻ và cho lợn bú: nên để lợn bú được 300ml sữa đầu của mẹ trong vòng 3 – 6h sau sinh

+ Kiểm soát MMA, thiếu sữa và cố định bầu vú cho lợn con

+ Tiến hành sát trùng kỹ các dụng cụ trước khi bấm nanh, cắt rốn, cắt đuôi ở lợn

+ Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn sinh học trong chăn nuôi

Ngoài liên cầu khuẩn ở lợn, dịch tả lợn Châu Phi cũng là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người chăn nuôi và tiêu dùng. Khi phát hiện lợn bị bệnh, bà con có thể sử dụng Super Herbal Plus để trộn vào thức ăn cho lợn, giúp lợn sinh khả năng kháng lại virus. 

super-herbal-plus-nong-nghiep-gia-tot

Sử dụng thức ăn bổ sung cho heo Super Herbal Plus để ngăn ngừa

sự xâm nhập của virus, vi khuẩn

cach-phong-chong-lien-cau-khuan-o-lon-nong-nghiep-gia-tot

Cách phòng chống bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Như vậy, bài viết trên đây, Nông Nghiệp Giá Tốt đã trình bày cách chữa bệnh liên cầu khuẩn ở lợn để bà con có thêm giải pháp ứng phó khi lợn mắc bệnh. 

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua 

📨 Fanpage: Nông Nghiệp Giá Tốt JSC

☎️ Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293

📞 Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234

📌 Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610 

🤙 Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt

Bài viết tham khảo thêm: 

Chế độ dinh dưỡng cho heo, đảm bảo sinh trưởng tốt

Công thức lai tạo dòng heo cho nhiều nạc

Cách làm cho heo nái không cắn con

Cách làm cho lợn nái nhiều sữa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *