Heo giống khi mới nhập trại có đề kháng yếu, còn nhiều bỡ ngỡ và chưa thể thích ứng ngay được với môi trường xung quanh. Do đó chúng dễ gặp phải các tình trạng như bị stress, bỏ ăn, ốm yếu và thậm chí có thể sinh bệnh, chết. Làm thế nào để tránh được các trường hợp này? Hãy cùng Nông Nghiệp Giá Tốt đi tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ năng chăm sóc heo giống sau khi nhập trại, giúp heo dễ bề thích nghi hơn, sinh trưởng khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhà chăn nuôi nhé!
Chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập heo giống về
Công tác chuẩn bị chuồng trại và các dụng cụ trong chuồng là điều đầu tiên nhà chăn nuôi cần lưu ý trước khi nhập heo giống về. Nên tiến hành dọn dẹp, phun hoặc ngâm thuốc sát trùng và để trống chuồng trước khi heo giống về ít nhất là 2 tuần.
Đảm bảo rằng chuồng trại luôn khô ráo, thoáng mát, đủ sáng và có đủ lượng oxy cần thiết cho đàn heo. Ngoài ra, nhà chăn nuôi cũng nên thiết kế chuồng trại một cách hợp lý, phù hợp với mật độ nuôi nhốt heo. Nên xây dựng thêm một khu vực riêng biệt để phân loại những con heo có đề kháng yếu hơn, kém ăn, mệt mỏi. Những ô chuồng này phải được đảm bảo không bị gió lùa, quá sáng, quá nóng vì có thể khiến tình trạng bệnh của heo giống diễn biến tệ hơn.
Với các dụng cụ cho ăn như máng, bình/thau chứa nước cũng phải được làm sạch thường xuyên, liên tục. Chuồng nên có thêm hệ thống quạt, thông gió, có bạt che để điều hòa lượng không khí và ánh sáng khi cần. Các thiết bị này nên được kiểm tra liên tục để chắc chắn chúng hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, nhà chăn nuôi cũng nên thực hiện phát quang và đặt bẫy chuột xung quanh trại để hạn chế tối đa các động vật gặm nhấm, phun khử trùng diệt khuẩn trước khu vực xung quanh chuồng trại để làm sạch môi trường nuôi heo tốt nhất có thể.
Đối với các trang trại lớn, công tác huấn luyện heo cũng nên được đưa vào chương trình nuôi dưỡng, giúp heo sớm bắt kịp điều kiện nuôi hiện tại. Các công nhân làm việc phải nắm rõ thời khóa biểu, lịch cho ăn, vệ sinh, sát khuẩn cho khu vực chuồng trại, các dụng cụ trong chăn nuôi,…
Thiết lập chế độ chăm sóc, phân luồng đàn heo
Heo nhập vào chuồng được tiến hành phân loại sớm nhất đảm bảo độ đồng đều giữa các ô chuồng. Với các con khỏe mạnh sẽ được phân vào những ô chuồng chung – đảm bảo mật độ vừa phải, dễ chịu cho heo. Những con yếu có sức khỏe kém, kén ăn và mệt mỏi nên được sắp xếp vào khu vực nuôi riêng để phân luồng và khôi phục sức khỏe sớm nhất.
Ngoài ra, nhà chăn nuôi có thể pha điện giải , hạ sốt vào bồn cho toàn bộ heo uống để giảm stress nâng cao đề kháng ( cho uống liên tục 5-7 ngày). Cách này giúp heo trở nên khỏe mạnh hơn, dễ thích nghi với môi trường nuôi hiện tại.
Chế độ ăn – uống cho heo giống sau khi nhập trại
Sau khi nhập trại 12h mới tiến hành cho heo ăn. Lượng thức ăn nên cho ăn tăng dần theo tiêu chuẩn ví dụ: Ngày đầu ăn 25%, ngày thứ 2 ăn 50%, ngày thứ 3 ăn 75% ngày thứ 4 ăn theo tiêu chuẩn tùy từng loại heo, để cho heo ổn định hệ thống tiêu hóa thích nghi dần với điều kiện trại mới.
Quy trình cám cho heo sau khi về trại
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 | |
Kg/con/ngày | 0.5 | 0.5 | 1 | 1 | 1.3 | 1.3 | 1.5 |
Thuốc trộn | Doxy + Flo | Doxy + Flo | Doxy + Flo | Doxy + Flo | Doxy + Flo | Doxy + Flo | Doxy + Flo |
Thuốc pha | Điện giải
Gluco C-K |
Điện giải
Gluco C-K |
Điện giải
Gluco C-K |
Điện giải
Gluco C-K |
Điện giải
Gluco C-K |
Điện giải
Gluco C-K |
Điện giải
Gluco C-K |
Lưu ý: Sau 10 ngày tăng cám như trên thì trọng lượng cám chỉ nên duy trì ở mức 1.8-2kg/con/ngày. Không nên cho ăn vượt quá sẽ dễ gây ra xuất huyết dạ dày ruột.
Thời gian thay đổi loại cám cho heo ít nhất 7 ngày theo cách sau:
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 | |
Cám cũ | 75% | 75% | 50% | 50% | 25% | 25% | 0 |
Cám mới | 25% | 25% | 50% | 50% | 75% | 75% | 100% |
Trộn kháng sinh Amoxicillin liên tục 7 ngày sau nhập theo liều lượng 2kg Amox /1 tấn thức ăn.
Bên cạnh đó, nhà chăn nuôi cũng nên lưu ý chuẩn bị lượng nước đầy đủ cho heo giống khi mới nhập trại. Vì đây là thời điểm đặc biệt, heo giống có nhu cầu uống nước nhiều hơn là ăn cám. Lượng nước chuẩn bị cũng phải chắc chắn là nước sạch, đạt chuẩn trong chăn nuôi.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng đạt chuẩn cho heo con, đảm bảo sinh trưởng tốt
Một số nguyên tắc khác cần áp dụng trong chăm sóc heo giống sau khi nhập trại
Thời gian đầu sau khi nhập trại có thể nói là thời điểm quan trọng nhất với heo. Do đó, ngoài việc chăm sóc, thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nhà chăn nuôi cũng nên theo dõi sát sao đàn heo. Trong những trường hợp heo có những vấn đề mới phát sinh cần xử lý kịp thời, nhanh chóng.
Nếu heo có dấu hiệu stress phải tìm ra nguyên nhân ngay lập tức. Tránh để kéo dài gây suy giảm hệ miễn dịch, heo chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi và dẫn đến ốm yếu thậm chí chết.
Ngoài ra, thời gian đầu khi mới nhập trại heo cũng có dấu hiệu sợ, bỏ chạy khi gặp người lạ. Sau một thời gian khi đã quen rồi heo mới trở nên gần gũi hơn. Vì vậy, người chăn nuôi heo cần thường xuyên tiếp xúc và theo dõi, ở bên cạnh đàn heo để làm quen với chúng, tiện cho việc theo dõi đàn heo giống.
Ban đầu đi bên ngoài và quan sát xem heo có thương tật gì không, có cắn nhau không. Lùa cho heo chạy để phát hiện những con bị què, bị sưng gối. Khi kiểm tra heo nên đi từ bên hông đến, không đi từ đằng sau đến sẽ khiến heo dễ giật mình. Việc quan sát này sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng đàn heo, giúp điều trị kịp thời hoặc giúp phân loại, đào thải con giống không chất lượng nhanh nhất!
Trên đây là những chia sẻ về cách chăm sóc heo giống sau khi nhập trại Nông Nghiệp Giá Tốt muốn gợi ý đến bạn,. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mọi nhà chăn nuôi, giúp tăng hiệu quả chăn nuôi thêm lên cao hơn bao giờ hết!
Ngoài ra nếu, muốn tìm mua heo giống tốt, chất lượng cao bạn có thể liên hệ ngay Nông Nghiệp Giá Tốt để được chọn mua những con giống tốt nhất, nhập khẩu từ những thị trường chăn nuôi hàng đầu thế giới!
Thông tin liên hệ Nông Nghiệp Giá Tốt:
CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP GIÁ TỐT
🔸 Nâng tầm nhà chăn nuôi Việt 🔸
🏡 Địa chỉ: Lp2-32 Vinhomes Thăng Long – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội.
☎️ Hotline: 0974.816.590.
🌐 Web: nongnghiepgiatot.com.
📩 Email: nongnghiepgiatotthongminh@gmail.com