Bệnh phó thương hàn ở lợn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong chăn nuôi không chỉ đe dọa tới sức khỏe của đàn lợn mà còn tới cả sức khỏe con người. Với nhu cầu về nguồn cung ứng lợn ngày càng tăng, việc tìm hiểu kĩ nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh phó thương hàn ở lợn là vô cùng cần thiết.
Bài viết dưới đây, Nông Nghiệp Giá Tốt sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về căn bệnh này gửi tới bạn.

Bệnh phó thương hàn ở lợn
Bệnh phó thương hàn ở lợn là gì?
Bệnh phó thương hàn ở lợn là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do do hai loại vi khuẩn chủ yếu là Salmonella Choleraesuis và Salmonella typhisuis gây ra.
Cơ chế hoạt động của chúng là tác động đến bộ máy tiêu hóa gây ra viêm dạ dày, ruột, mụn loét ở ruột già và sản sinh ra nhiều độc tố gây rối loạn sinh học ở cơ thể vật chủ.
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi. Bệnh thường ít xảy ra ở lợn trưởng thành mà thay vào đó là bệnh dịch tả.

Bệnh phó thương hàn ở lợn là gì?
Triệu chứng của bệnh phó thương hàn ở lợn?
Tùy vào mỗi giai đoạn của bệnh mà biểu hiện của chúng trên lợn sẽ khác nhau.
* Thể cấp tính :
– Lợn sốt từ 41,5 – 42 độ C, lợn chán ăn, thường hay bị táo bón, bí đại tiện sau đó tiêu chảy, phân lỏng có màu vàng kèm theo nước và máu. Lợn hay rên rỉ do bị đau, co thắt bởi viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
– Lợn bị khó thở, suy nhược. Cuối thời kỳ bệnh hay có biểu hiện tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở bụng, mặt hay đùi ngực. Bệnh sẽ phát triển trong khoảng 2 – 4 ngày, lợn lúc này còi cọc, suy kiệt sức lực, tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước rồi chết.
* Thể mạn tính:
Lợn suy nhược do ăn uống giảm sút, chậm lớn và trên da có các mảng đỏ hoặc tím bầm.
Biểu hiện của lợn ở thể mãn tính là thở khó, hay ho, sau khi vận động thì lợn thường mệt và đi lại khó khăn.
Giai đoạn bệnh tích, lợn thường phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng như xuất huyết tràn lan từ da đến các phủ tạng; gan và phổi sưng to; niêm mạc dạ dày xuất huyết và có những vết loét nặng như cúc áo, bờ hoại tử; lách cũng phù nề, sưng tấy, hạch lâm ba màu đá vân đỏ.

Triệu chứng bệnh phó thương hàn ở lợn
Phân biệt bệnh phó thương hàn ở lợn với các loại bệnh khác
Để phân biệt được bệnh phó thương hàn ở lợn, bà con cần chú ý đến các điều sau:
+ Bệnh dịch tả ở lợn thường có tỷ lệ chết cao khoảng 99 – 100%. Lợn tiêu chảy ra phân lỏng, có máu tươi, bị viêm kết mạc và giác mạc mắt, bại liệt, da xuất huyết ở mõm, tai, chân, mặt trong đùi,..
Thận, phổi xuất huyết tụ máu, lách không sưng và nhồi huyết hình răng cưa ở chu vi.
+ Bệnh tụ huyết trùng: Bệnh này lợn cũng sốt cao, sốt cao hơn khoảng (41 – 42 độC) niêm mạc mắt đỏ hơn, thở nhiều, sờ da thấy nóng nhưng không bị xuất huyết tụ máu như ở bệnh phó thương hàn. Mũi và miệng chảy nhiều nước.
+ Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm do virus: bệnh này khó điều trị hơn, lợn sốt nhẹ hơn và không bị xuất huyết ở rìa tai, mõm chân hay da bụng.
+ Tiêu chảy do E.coli: lợn tiêu chảy phân trắng, không sốt, dùng kháng sinh điều trị sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.
+ Tiêu chảy do cầu trùng ruột non: lợn tiêu chảy phân nhớt màu vàng ít niêm mạc, sốt nhẹ, môi trường ẩm ướt thì lây lan nhanh, thường gặp ở lợn con theo mẹ.
Ngoài bệnh phó thương hàn, bà con cũng cần nắm rõ một số triệu chứng của các loại bệnh khác thường xảy ra phổ biến ở heo như bệnh viêm vú, viêm da, bệnh lở mồm long móng ở lợn và cách phòng tránh

Cần phân biệt bệnh phó thương hàn ở lợn với các loại bệnh khác để tránh nhầm lẫn
Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh phó thương hàn ở lợn

Cách chữa trị bệnh phó thương hàn ở lợn
Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh phó thương hàn trên lợn, bà con cần ngay lập tức tách toàn bộ lợn bị bệnh sang một bên chuồng. Sau đó tiến hành vệ sinh, sát khuẩn toàn bộ trang trại bằng Javen hoặc clorofin hàm lượng lớn. Đảm bảo lợn phải luôn ở trong điều kiện môi trường sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn.
Đối với lợn bị bệnh đã tách riêng ra, bà con cần chú ý cho lợn dùng kháng sinh và tiêm một số loại vacxin cho lợn như sau:
– Ngày đầu tiên, tiêm 2 mũi kháng sinh loại florfenicol hoặc norfloxacin vào sáng và chiều. Từ ngày thứ hai trở đi thì chỉ tiêm một mũi và quá trình này kéo dài trong 5 ngày.
– Bổ sung thêm Vitamin B1, Vitamin C hoặc cafein cho lợn bằng cách tiêm bắp 1 lần/ngày, kéo dài 3 – 5 ngày để lợn nâng cao sức đề kháng và không bị suy nhược.
– Lợn bị sốt cao cần dùng anaglin để tiêm bắp 1 lần/ngày/ 3 ngày để hạ sốt
– Lợn bị tiêu chảy sẽ mất nhiều nước và chất điện giải, do đó cần dùng chất điện giải gluco – c và vitamin tổng hợp, men tiêu hóa cho lợn uống từ 3 lần/ngày kéo dài 5 ngày liền
Bên cạnh vấn đề chữa bệnh, để phòng bệnh phó thương hàn cho lợn, bà con cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chọn nuôi giống lợn có khả năng kháng bệnh tốt như lợn giống Hypor, lợn nhập ngoại Duroc, Landrace,…
Quá trình nghiệm thu lợn giống Hypor phẩm chất tốt, khả năng miễn dịch vượt trội đã được kiểm chứng thực tế tại các trang trại chăn nuôi trên toàn quốc, bạn có thể xem thêm tại đây:
Việc tiêm vacxin từ sớm phòng bệnh cho lợn cũng rất quan trọng, nên tiêm vacxin phó thương hàn cho lợn khi lợn được 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại cho lợn khi lợn được 1 tháng. Riêng đối với lợn nái thì nên tiêm trước khi phối giống 15 ngày.
Bệnh phó thương hàn ở lợn do vi khuẩn gây ra nên phòng và chữa bệnh từ sớm, khoa học sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua
➖ Fanpage Nông Nghiệp Giá Tốt JSC
➖ Hotline Đặt mua hàng : 0914.300.590 .
➖ Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0914.300.590.
➖ Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
➖ Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt
Tham khảo thêm:
Bệnh lở mồm long móng ở lợn và cách phòng tránh
Bệnh phù đầu ở lợn và cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Các nguyên nhân sẩy thai ở heo nái và cách kiểm soát
Cách chọn heo nái làm giống cho những ai chưa biết
Chăm sóc heo khi thời tiết giao mùa
Cách chăm sóc heo nái và đỡ đẻ cho đàn heo con khỏe mạnh
Làm sao phát hiện lợn nái lên giống