Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Chăn Nuôi Lợn (Heo) 2020 dành cho chủ trang trại

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Chăn Nuôi Lợn

Lương thực, thực phẩm là sản phẩm không thể thiếu đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Và một trong những nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu được cung ứng cho thị trường là thịt lợn. Năm bắt được điều này, chăn nuôi lợn thật sự tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên đối với chăn nuôi lợn với số lượng lớn thì cần thực hiện thủ tục xin giấy phép chăn nuôi lợn theo quy định của pháp luật. Hình 1: Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi

Một số khái niệm

Chăn nuôi là gì? là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. Gia súc là gì? là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp. Như vậy, gia súc chính là những loài động vật vẫn tồn tại ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu…  

Điều kiện chăn nuôi lợn

Để phân tích về điều kiện chăn nuôi lợn, cần căn cứ vào quy mô chăn nuôi mà có những điều kiện khác nhau. Cụ thể:

Chăn nuôi trang trại quy mô lớn

Hình 2: Trang trại quy mô lớn Khoản 1 Điều 55 Luật chăn nuôi quy định chăn nuôi lợn với quy mô lớn phải đáp ứng các điều kiện dưới đây: Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định của pháp luật. Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi; Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi; Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. Ngoài ra , căn cứ vào khoản 2 Điều 55 Luật chăn nuôi thì chăn nuôi lợn trang trại với quy mô lớn phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 55, khoản 2 Điều 57 Luật chăn nuôi thì đối với chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ thì cần đáp ứng các điều kiện sau: Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này; Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi; Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi; Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. Hình 3: Cách xa khu dân cư Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ như: Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau

Căn cứ vào quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi thì chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau: Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ như: Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật. Hình 4: Trang trại quy mô vừa và nhỏ

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép chăn nuôi lợn

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn thì mới thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép chăn nuôi lợn. Cụ thể là Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi gia súc. Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ, và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chăn nuôi nói chung và lợn nói riêng.

Cơ quan có thẩm quyền

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương; Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết). Bước 3. Trả kết quả: Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tham khảo tại đây : https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh-chi-tiet.html?ma_thu_tuc=223247 Tham khảo bài viết: 10 Điều phải biết khi làm trang trại heo

***

Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepgiatot
Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291 – 096.38.22.293
Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *