Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

Heo hậu bị Đan Mạch: Quá trình nhập và chăm sóc cần lưu ý những gì?

Heo hậu bị Đan Mạch
Heo hậu bị Đan Mạch là một trong những lựa chọn thông minh đối với người chăn nuôi Việt. Khả năng thích nghi cao, tăng trưởng tốt, hiệu quả kinh tế lớn – Đây đích thị là sản phẩm heo hậu bị “đáng mơ ước” đối với ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, để nhập và chăm sóc giống heo này cũng cần nhiều lưu ý đi kèm. Hãy cùng Nông Nghiệp Giá Tốt khám phá với loạt quy trình chúng tôi hiện đang thực hiện với giống heo này!

Quy trình chuẩn bị trước nhập heo hậu bị Đan Mạch

Các công tác chuẩn bị

  • Chuồng trại    
Chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập heo hậu bị Đan Mạch
Chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập heo hậu bị Đan Mạch
–  Tẩy rửa phân, rác từ trong chuồng cũ bằng máy phun áp lực nước sạch từ trên cao xuống thấp, từ đầu chuồng đến cuối chuồng, rửa sạch trần, giàn mát, cửa kính, cánh quạt, máng ăn, tường, nền, hành lang …. Sau đó được sát trùng bằng dung dịch NaOH 5%. Tiếp tục rửa lại bằng nước sạch để khô và quét vôi chuồng.  – Bảo trì, thay thế, sửa chữa những thiết bị vật dụng trong chuồng: quạt, máng, cửa kính, giàn mát, trần, sơn lại các thiết bị dễ bị han rỉ….   – Trong thời gian chờ nhập heo chuồng nuôi được phun sát trùng ngày 1 lần.  – Yêu cầu: Trước khi nhập heo, chuồng nuôi được chuẩn bị sạch sẽ, đầy đủ theo hướng dẫn của công ty, có thời gian trống chuồng ít nhất 10 ngày. – Kiểm tra lại điều kiện chuồng nuôi: Hệ thống điện: quạt, bóng sưởi, chiếu sáng…. Hệ thống nước: Chất lượng nước, núm uống, bể pha thuốc.  – Trước khi nhập heo 2h tiến hành xả nước tồn trong ống dẫn nước, pha nước điện giải hoặc nước thuốc….. Bật bóng sưởi nếu cần thiết. – Bố trí người, địa điểm xuống heo cho hợp lý (thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông).  – Chuẩn bị thuốc kháng sinh và điện giải ( Amoxicilin + Gluco C-K .. ) 
  • Xe vận chuyển 
  – Nên thuê xe tại các đơn vị tin cậy , tránh thuê những xe có lịch sử gần chở heo chết.  – Thuê xe phù hợp với số lượng heo dự kiến vận chuyển tránh trật trội , heo stress, đau chân , què chân  – Thuê xe trước ngày nhập heo 2 ngày để rửa cọ kĩ , sạch sẽ và phun sát trùng thật đẫm mỗi ngày 2 lần  ( tỉ lệ pha thuốc sát trùng là 1/100 )  * Người nhận heo và vận chuyển heo – Người đi nhận heo và lái xe cần ở nhà cách ly , tắm giặt sạch sẽ . Giặt sạch,phơi khô quần áo giày dép sẽ mặc đến trại hậu bị      ** KH đến trại nhận heo tuân thủ theo quy định và sắp xếp của nhân viên công ty . sau khi nhận heo xong trên đường di chuyển về nhà hạn chế tắm heo . nếu trời nắng nóng đường xa bắt buộc phải tắm thì chỉ tắm ở những nơi sạch sẽ . không tắm heo ở những nơi tắm heo tập trung !  – Khi heo về đến nhà khi cho heo xuống xe cần phun sát trùng 1 lượt trước khi lùa heo vào chuồng

Nguyên tắc chăm sóc heo  hậu bị Đan Mạch

Heo hậu bị Đan Mạch
Heo hậu bị Đan Mạch

– Tổ chức hướng dẫn công nhân làm việc: Hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc, huấn luyện heo…. 

– Pha điện giải , hạ sốt vào bồn cho toàn bộ heo uống để giảm stress nâng cao đề kháng ( cho uống liên tục 5-7 ngày ) – Heo nhập vào chuồng được tiến hành phân loại sớm nhất đảm bảo độ đồng đều giữa các ô chuồng.  – Sau khi nhập 12h mới tiến hành cho heo ăn. Lượng thức ăn nên cho ăn tăng dần theo tiêu chuẩn ví dụ: Ngày đầu ăn 25%, ngày thứ 2 ăn 50%, ngày thứ 3: 75% ngày thứ 4 ăn theo tiêu chuẩn tùy từng loại heo, để cho heo ổn định hệ thống tiêu hóa thích nghi dần với điều kiện trại mới.

Quy trình cám cho heo sau khi về trại

  Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Kg/con/ngày 0.5 0.5 1 1 1.3 1.3 1.5
Thuốc trộn Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo
Thuốc pha Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K
Sau 10  ngày tăng cám như trên thì trọng lượng cám chỉ nên duy trì ở mức 1.8-2kg/con/ngày . không nên cho ăn vượt quá sẽ dễ gây ra xuất huyết dạ dày ruột .

Thời gian thay đổi loại cám cho heo ít nhất 7 ngày theo cách sau: 

  Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Cám cũ 75% 75% 50% 50% 25% 25% 0
Cám mới 25% 25% 50% 50% 75% 75% 100%
  – Trộn kháng sinh Amoxicillin liên tục 7 ngày sau nhập theo liều lượng 2kg Amox /1 tấn thức ăn   **  – Sau khi nhập trại được 1 tuần hoặc 10 ngày , heo đã ổn định sức khỏe, bắt đầu tiến hành làm mũi vacxin đầu tiên  – Trong 2 tháng làm vaccine cần phải ghi chép đầy đủ chính xác việc lên giống của từng con hậu bị, việc này sẽ cho biết sự lên giống của heo có vấn đề hay không để can thiệp sớm  – Heo lên giống trong thời gian này sẽ bỏ qua 1 nước và phối vào nước sau . khi mà con heo đã đạt tiêu chuẩn về thể vóc và tuổi ( 130kg – 7,5-8 tháng tuổi ) ++ Trong thời gian cách ly và làm vaccine cần phải cho hậu bị tiếp xúc với nái già của trại để hậu bị tiếp xúc với mầm bệnh hiện có của trại và tạo miễn dịch . bằng cách đưa nái già dự kiến loại thải xuống khu hậu bị với tỉ lệ 1 nái già / 10 hậu bị  ++ Sau khi làm vaccine được 1,5 tháng cần cho hậu bị tiếp xúc heo đực bằng cách đưa heo đực đi xung quanh cho hậu bị liếm , ngửi ( quá trình này cần có người liên tục canh gác tránh heo đực cắn phá và nhảy phổi )   * Đưa heo lên chuồng phối bầu   – Sau khi làm xong vaccine tiến hành đưa heo hậu bị lên chuồng phối bầu – Trước khi chuyển cần vệ sinh sát trùng lối đi thật kỹ lưỡng .Đuổi thành top 3 con một tránh chen trượt đau chân què chân,  – Làm thẻ nái và kẹp ngay sau khi nhập ô cũi . ghi chép đầy đủ quá trình lên giống  – Sắp xếp heo hậu bị riêng 1 khu tránh để gần nái mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến nái mang thai . Heo hậu bị xếp dưới quạt và trên đầu dãy để heo đực cho mùi con đực bay xuống để hậu bị ngửi được kích thích lên giống  – Thường thì hậu bị sẽ lên giống sau 5-7 ngày sau khi chuyển lên chuồng bầu, cần quan sát kĩ ( 1 ngày 2-3 lần ) để phát hiện heo lên giống ,  – Tiến hành thử phê với heo lên giống ngày 4 lần/ngày ( sáng 7h và 10h . – chiều 13h và 16h ) Mục đích phát hiện chính xác thời điểm phê của heo để tiến hành thụ tinh đúng thời điểm trứng rụng -> đạt hiệu quả cao (tỉ lệ đậu thai cao , số con sơ sinh cao .. Tinh trùng tiến đến xâm nhập vào trứng 24-32h

Quy trình chăm sóc heo đực giống Đan Mạch

STT Ngày tuổi Phòng bệnh Thuốc/vaccie NSX
1 4 tháng 1 lần Dịch tả Colapest Ceva
2 4 tháng 1 lần Giả dại Auskipra GN Hipra
3 4 tháng 1 lần Tai xanh (  PRRS ) Fostera Zoetis
4 6 tháng 1 lần Lở mồm long móng Aftopor (O) Merial
5 4 tháng 1 lần Xảy thai truyền nhiễm, DDL, Lepto Farrowsure B Zoetis
+ Chuẩn bị chuồng trại
  • Heo đực giống nhập về trại ở lúc 5-6 tháng tuổi và trọng lượng 80-105kg,
  • Việc chuẩn bị vệ sinh chuồng trại như chuồng nái . tuy nhiên heo đực giống cần mỗi con nhốt riêng 1 ô tránh heo đánh cắn nhau
  • Khi nhập heo về trại cho ăn và trộn thuốc 5-7 ngày heo ổn định sức khỏe bắt đầu làm vaccine

Quy trình trộn thuốc sau khi nhập heo đực giống

  Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Kg/con/ngày 0.5 0.5 1 1 1.3 1.3 1.5
Thuốc trộn Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo Doxy + Flo
Thuốc pha Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K Điện giải Gluco C-K

Quy trình cám heo đực giống Đan Mạch

Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9…
TL cám 0.5 0.5 1 1 1.5 1.5 1.8 1.8 2

Khuyến cáo khẩu phần ăn heo đực giống

Tuổi của đực giống Lượng thức ăn/con/ngày (kg)
Từ 6 – 8 tháng tuổi 2,3 – 2,5
Từ 8 – 12 tháng tuổi 2,5 – 3,0
Từ 12 – 24 tháng tuổi 3,0 – 3,2
Từ 24 – 30 tháng tuổi 3,2 – 2.8
Từ trên 30 tháng tuổi ≤ 2,8
  • Đối với heo đực giống sau 10 ngày tăng cám cho heo quan dần với lượng cám hằng ngày thì nên duy trì ở mức 2kg – 2.5kg/con/ngày
  + Chuồng trại – Chuồng trại phải được sửa chữa, tẩy rửa sạch sẽ, phun xịt sát trùng, quét vôi trước khi chuyển heo đến ít nhất 3 ngày. – Chuồng trại phải thông thoáng, nhiệt độ tốt nhất ≤ 260 C. – Vệ sinh chuồng trại hằng ngày, hằng tuần theo quy trình thú y. – Heo đực chịu lạnh tốt hơn nhiều chịu nóng + Chăm sóc – Kỹ thuật phụ trách và công nhân chăn nuôi phải thường xuyên kiểm tra kỹ tình hình sức khỏe và bệnh tật của đàn heo. Đặc biệt là đầu giờ buổi sáng – chiều và trước khi ra về. Khi heo có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải kịp thời cách ly ngay. – Đặc biệt chú ý đến vấn đề heo sốt, ăn kém (khó phát hiện nếu không sát sao hàng ngày), điều này sẽ làm cho heo có thể bị teo cà hoặc sưng cà và nếu không điều trị kịp thời sẽ hỏng đực vĩnh viễn. – Chú ý khi tắm heo cần đặc biệt chú ý phần “cà” người làm hay tắm và xịt thẳng nước với áp lực mạnh vào làm cho cà hay bị viêm sưng rất nguy hiểm. – Phòng bệnh và tăng cường sức lực: Theo quy trình thú y. Theo dõi và ghi chép số liệu – Trong khoảng thời gian từ 10 giờ – 15 giờ 30 nếu thời tiết nắng nóng, oi bức phải tiến hành cho hệ thống làm mát chuồng nuôi hoạt động hoặc tắm mát. – Trong trường hợp thời thời tiết lạnh, mưa gió lớn thì phải nâng bạt lên (phù hợp với tình hình thời tiết thực tế). – Hàng ngày phải theo dõi cập nhật thông tin về tình hình bệnh tật, lượng thức ăn ăn vào, biểu hiện,… vào sổ theo dõi. – Đánh giá, ghi chép chất lượng tinh dịch với các chỉ tiêu màu, mùi, V, A, C và K% mỗi lần khai thác.   + Quy trình khai thác tinh Chuẩn bị khai thác tinh – Kiểm tra lại môi trường pha loãng tinh dịch, nhiệt độ của môi trường phải thích hợp với nhiệt độ của tinh trùng ( ± 1o C), môi trường phải pha trước khi pha chế tinh ít nhất 30 phút. – Môi trường và nước cất sau khi pha sẽ có thể tích 1 lít. – Kiểm tra lại lịch khai thác tinh đực giống: – Nếu đực trên 1 năm tuổi: khai thác 2 lần/tuần. – Nếu đực dưới 1 năm tuổi: Bình quân 7 ngày khai thác 1 lần. – Heo đực trên 36 tháng tuổi cần xem xét loại thải ü Trường hợp đực giống nghi ngờ bệnh thì không khai thác hoặc chất lượng tinh kém thì khoảng thời gian khai thác có thể dài hơn, nếu heo bị bệnh truyền nhiễm thì đề nghị loại ngay, còn bệnh bình thường khác thì phải báo lại với BSTY phụ trách để có biện pháp xử lý cụ thể. Khai thác tinh – Sử dụng lọ đựng tinh, phễu và khăn (giấy) lọc tinh đã được hấp sấy khô trước đó ít nhất là 6 giờ (Mỗi con 1 một bộ ). – Dụng cụ phòng tinh không được có hóa chất như xà bông, chất tẩy rửa, sát trùng… – Kiểm tra lại giá nhảy: khung, chân, vải bọc giá (giá êm, không sắc cạnh). – Vuốt hết dịch, nước tiểu ở bao quy đầu ra ngoài. Rửa và lau chùi bao quy đầu bằng khan vải sợi sạch ,Tay trai kích thích heo, tay phải nắm dương vật (tay phải rửa sạch trước đó bằng nước sinh lý), ai thuận tay trai thì ngược lại. – Tạo hưng phấn cho đực trước khi nhảy giá và trong thời gian xuất tinh. – Khoảng 10ml nước trong đầu tiên khi xuất không lấy,vì nó là tinh thanh để rửa niệu đạo – Không cư xử thô bạo với đực giống và gây tổn thương đến cơ quan sinh dục đực   Tần suất khai thác tinh của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:
 Tuổi của đực giống  Chu kỳ khai thác
 Từ 8 – 12 tháng tuổi  5 – 7 ngày
 Từ 12 – 24 tháng tuổi  3 – 5 ngày
 Từ 24 – 30 tháng tuổi  4 – 6 ngày
 Từ trên 30 tháng tuổi  5 – 7 ngày
Trên đây là chi tiết quy trình nhập và chăm sóc heo hậu bị Đan Mạch được Nông Nghiệp Giá Tốt triển khai. Quy trình này được đảm bảo với sự chăm lo toàn diện nhất cho các con heo hậu bị nhằm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Liên hệ Nông Nghiệp Giá Tốt ngay để được tư vấn.

Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293 .  

Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *