Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC HEO NÁI GIỐNG MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

chăm sóc heo nái
Heo nái giúp bà con sinh sôi con giống cho toàn trang trại và cũng góp phần vô cùng quan trọng giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chăn nuôi và chăm sóc heo nái như thể nào để heo luôn khỏe mạnh, sinh sản tốt và chăm con ngoan luôn là điều thắc mắc của rất nhiều bà con. Để trả lời cho câu hỏi này, Nông Nghiệp Giá Tốt sẽ chia sẻ “tất tần tật” về thông tin chăn nuôi, lựa chọn và phối giống cho heo nái. Để góp phần mang lại hiệu quả chăn nuôi của mỗi một bà con.

Chọn heo cái làm giống

Cần chọn heo cái hậu bị từ những dòng có khả năng sinh sản tốt. Một biểu hiện về khả năng sinh sản của heo cái hậu bị thông thường là sự động dục sớm. Heo bắt đầu động dục sớm lúc 5 tháng tuổi. Nên đợi đến khi động dục lần thứ ba mới cho phối giống (khi cái hậu bị đạt ít nhất 7 tháng tuổi) nhằm tăng mức độ rụng trứng. Đối với những cái hậu bị đến 9 tháng tuổi chưa thành thục tính dục cần loại bỏ.

Thời điểm thích hợp để phối giống cho heo nái được nhiều con

chăm sóc heo nái Việc xác định được thời gian phối giống cho heo nái sẽ giúp phối giống hiệu quả cho heo. Tuy nhiên, với những bà con mới chăn nuôi, nhiều người thường chưa có kinh nghiệm chọn thời điểm phối giống cho heo tốt nhất để phối giống. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con các thông tin để có thể xác định thời điểm nào là tốt nhất để phối giống. Thông thường, bà con không nên phối giống cho heo nái ở lần đầu động dục. Vì ở thời điểm này, cơ thể heo nái chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, số lượng trứng rụng ở lần đầu sẽ ít. Vì thế, nếu phối giống sẽ không đạt được kết quả cao nhất. Bà con có thể tham khảo chu kỳ động dục dưới đây để xác định thời điểm nào tiến hành kỹ thuật phối giống cho heo thịt là tốt nhất.

Phối giống cho heo

Chu kỳ heo nái lên giống thường kéo dài 48 giờ và rụng trứng 8 – 12 giờ trước khi kết thúc lên giống (37 – 40 giờ sau khi bắt đầu lên giống). Thời gian phối giống tốt nhất là sau 12 – 26 giờ sau khi heo bắt đầu lên giống. Phối cho heo 2 lần lúc 12 và 24 giờ sau khi bắt đầu lên giống (thời điểm heo có phản ứng đứng yên). Phối giống quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và số heo con sinh ra.

Phát hiện heo có chửa và chăm sóc heo 

Những heo cái đã phối giống được theo dõi từ 18 – 25 ngày sau phối nếu không lên giống lại là có chửa. Trang trại có điều kiện có thể sử dụng máy siêu âm sau khi phối giống 30 – 45 ngày để chẩn đoán heo có chửa. Máy phát hiện heo nái có chửa với độ chính xác cao 90 – 95%.

Chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng cho heo nái

Điều quan trọng trong việc chăm sóc heo nái sinh sản là cần cung cấp thức thức ăn đủ số lượng và chất lượng để đạt kết quả sinh sản tốt. Việc cho ăn quá mức không những gây lãng phí và tốn kém mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng khả năng chết thai. Nên áp dụng hệ thống cho ăn hạn chế theo định mức, sử dụng khẩu phần ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng, nhờ vậy heo cái sinh sản được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, không tiêu thụ năng lượng quá mức. Heo hậu bị từ cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng heo con. Heo từ 70 – 90kg trở lên chuyển qua sử dụng cám heo nái nuôi con cho tới khi heo được phối giống. Heo nái mang thai cho ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày từ khi phối giống đến 90 ngày mang thai. Sau 90 ngày đến 107 ngày mang thai cho ăn 2,5 – 3,2 kg/con/ ngày. Từ 107 ngày tới lúc đẻ cho nái ăn cám phù hợp và có thể giảm cân từ từ đến trước ngày đẻ cho ăn 1 kg/con/ngày, tăng cám từ từ sau đẻ đến sau 4 ngày là cho ăn tự do tức là ăn càng nhiều càng tốt từ 4 – 8 kg/ngày/nái.

Kỹ thuật đỡ đẻ heo nái

chăm sóc heo nái – Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ đỡ đẻ. – Thiết kế làm chuồng nuôi heo nái sinh sản thoáng mát. – Heo con đẻ ra, bà con dùng khăn lau sạch vùng miệng, mũi và người heo. Nên lau mũi và miệng trước để tránh heo con bị chất nhầy làm khó thở. – Dùng loại bột lăn và thả heo con vào, lăn cho sạch, đồng thời giúp giữ ấm cho heo, tránh lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. – Cắt rốn cho heo con: Buộc nút dây rốn cách rốn 3 đến 5cm, cắt ở vị trí bên ngoài dây buộc khoảng 1cm rồi nhúng phần rốn của heo còn lại vào dung dịch sát trùng. – Dùng kìm bấm bấm chặt vào đuôi cách hậu môn 3 đến 4cm, giữ nguyên vị trí để máu không lưu thông về phía chót đuôi nữa, sau đó dùng kéo cắt sát phía đuôi không có máu lưu thông, nhúng phần đuôi heo vào nước sát trùng để tránh nhiễm trùng. – Cho heo con sau khi vệ sinh sạch sẽ, sát trùng đầy đủ vào bú sữa đầu ngay sau đó. Kinh nghiệm nuôi heo nái đẻ trong quá trình đẻ, heo đẻ chậm có thể tiêm 1 mũi oxytocin hỗ trợ cho heo nái, tử cung co bóp và đưa heo con ra ngoài. Chú ý vấn đề vệ sinh cho heo trong lúc đẻ, nếu heo mẹ bị bẩn, cần vệ sinh lau một số phần thân sâu cho heo. Hỗ trợ heo sinh nhanh hơn, heo mẹ sinh quá lâu rất dễ yếu và ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc heo con.   CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP GIÁ TỐT – Nâng tầm nhà chăn nuôi Việt – Địa chỉ: Lp2-32 Vinhomes Thăng Long – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội. – Hotline: 0974.816.590. – Fanpage: Nông Nghiệp Giá Tốt JSC – Web: Nông Nghiệp Giá Tốt – Email: nongnghiepgiatotthongminh@gmail.com  

Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291- 096.38.22.293 .  

Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *