Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

CÁCH LÀM CHO HEO NÁI KHÔNG CẮN CON HIỆU QUẢ NHẤT 2023

cach-lam-cho-heo-nai-khong-can-con-hieu-qua-2023-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Sau khi sinh, heo nái có thể trở nên hung tợn, quay sang cắn con hoặc không cho con bú. Hiện tượng này xảy ra sẽ khiến cho heo con không được nuôi dưỡng bởi sữa mẹ trở nên kiệt sức, bị thương và có thể chết khi chưa trưởng thành.

Để tránh gây tổn hại đến lợi nhuận và phát sinh chi phí chăn nuôi, bà con cần biết cách làm cho heo nái không cắn con hiệu quả. Cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

cach-lam-cho-heo-nai-khong-can-con-hieu-qua-2023-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Cách làm cho heo nái không cắn con hiệu quả

Nguyên nhân heo nái cắn con

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc heo nái cắn con không kiểm soát, thứ nhất phải kể đến việc heo nái thiếu chất dinh dưỡng khi chửa đẻ. 

Khi heo nái không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi con, cơ thể chúng có thể trải qua tình trạng sự khao khát nguồn thức ăn và căng thẳng. Chúng sẽ có xu hướng trở nên hung tợn, cắn lại heo con để bảo vệ nguồn dinh dưỡng trong cơ thể.

Thứ hai, heo nái cắn con có thể do bị viêm vú hoặc tắc tia sữa. Khi vùng ngực của chúng trở nên nhạy cảm và đau đớn, việc cắn con có thể là một cách giải tỏa sự khó chịu và đau rát mà heo nái đang trải qua.

Ngoài ra, heo con khi bấm nanh bị sót cắn đầu vú làm nái mẹ đau hay khi đẻ xong nái mẹ bị ghép đàn không đúng kỹ thuật cũng khiến nái mẹ trở nên stress, kích động. 

nguyen-nhan-heo-nai-can-con-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Nguyên nhân heo nái cắn con bắt nguồn từ việc heo bị stress, kích động

Cách làm cho heo nái không cắn con hiệu quả nhất 2023

Đối với heo nái bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

Heo nái mẹ đẻ xong thường dễ bị kiệt sức, cơ thể suy yếu. Chúng lại còn phải nuôi con, cho con bú vậy nên bà con cần dành thời gian để theo dõi và chăm sóc heo mẹ chu đáo, cho chúng ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Protein, Vitamin và chất khoáng. 

Việc bổ sung thêm khẩu phần ăn và tiêm các loại Vitamin A, D, E cho nái mẹ là rất quan trọng để heo mẹ có nguồn tiết sữa dồi dào, tránh bị stress, kích động. 

Biện pháp can thiệp kịp thời khi heo mẹ có biểu hiện kích động đó là dùng cồn 70 độ hoặc rượu mạnh trên 45 độ cho vào xi lanh có dung tích từ 3 – 5ml để nhẹ nhàng nhỏ vào hai bên lỗ tai của lợn mẹ. 

Thực hiện làm sao để heo mẹ lúc lắc đầu liên tục trong vòng 8 – 12h, chúng dần trở nên mệt nhoài, nhờ thế mà quên đi phản xạ cắn con và trở nên nhuần tính. 

bien-phap-lam-heo-nai-khong-can-con-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Biện pháp làm cho heo nái không cắn con

Đối với heo nái bị ghép đàn sai kỹ thuật

Trong trường hợp heo mẹ sinh ít con, các chủ trang trại trang trại chăn nuôi thường có xu hướng mua thêm heo con từ 1 – 2 ngày tuổi để ghép đàn, tăng hiệu quả lứa nuôi. Heo mẹ nhạy cảm thường nhận biết được heo con không phải máu mú, dễ trở nên hung hăng, cắn cùn.

Vậy trước tình huống heo mẹ cắn con vì bị ghép đàn sai kỹ thuật, bà con cần làm gì?

Trước khi thả heo con mới vào trong đàn, nên dùng rượu phun vào cả heo con mới và cũ để chúng có mùi như nhau, tránh heo mẹ có thể nhận ra. Ngoài rượu, bà con có thể dùng một số thức có mùi mạnh như dầu tây, nước tỏi hay nước lá trầu không để phun lên đàn. 

Khi ghép đàn thêm heo con ở ngoài cần lưu ý tra rõ nguồn gốc, xuất xứ; không nên mua tạp nham ngoài chợ để tránh tình trạng chúng làm lây lan dịch bệnh cho đàn. Ngay khi nhập đàn, cần cho chúng uống kháng sinh để phòng tiêu chảy từ 2 – 3 ngày, cho bú sữa đầu để tăng độ đồng đều của cả đàn. 

Một số liều vacxin có thể tiêm phòng cho đàn heo để tránh lây lan dịch là sắt Fe hữu cơ dưới dạng Fedextan. Fedextrin 2 lần, mỗi con khoảng 300mg khi heo con được 3 – 10 ngày tuổi.

Bà con có thể tham khảo thêm lịch tiêm vacxin cho heo nhiễm bệnh tại đây: 

Ngoài ra để tối ưu hiệu suất đàn heo, bà con cũng nên nhập những giống nái mẹ có chất lượng tốt, tính trạng vượt trội. Trên thị trường hiện nay đang rất ưa chuộng các giống heo có sức đề kháng cao, khả năng miễn dịch tốt phải kể đến như Đan Mạch nhập khẩu Thái Lan dòng Danish Genetics, Đực Duroc Đan Mạch nhập khẩu Thái,..

heo-nhap-dan-sai-ky-thuat-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Heo nhập đàn sai kỹ thuật dẫn đến cắn con

Đối với heo bị viêm vú hoặc bị tắc sữa

Heo có biểu hiện đau rát, khó chịu khi bị viêm vú, bà con nên tách heo con ra để tránh gây tổn thương thêm cho bầu vú của heo mẹ. Pha thêm men tiêu hóa sống để phòng ngừa bệnh tiêu hóa, tiêu chảy ở heo con.

Heo con cần được bấm nanh triệt để để không làm đau rát heo mẹ khi bú. Bà con có thể sử dụng khăn ấm hoặc dầu nóng để matxa bầu vú 10 – 15 phút, kích thích heo mẹ tiết sữa. 

Một số loại vacxin có thể hỗ trợ điều trị viêm vú cho heo mẹ như Oxytoxin (giúp kích thích sữa và thông tắc núm vú); kháng sinh Amoxylin LA hoặc Oxytetraclin.

xu-ly-the-nao-khi-heo-nai-

Xử lý thế nào khi heo nái mẹ bị viêm vú?

Nắm chắc các cách làm cho heo nái không cắn con sẽ giúp bà con giảm thiểu nguy cơ bị thiệt hại về số lượng heo con và thâm hụt kinh tế.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua 

➖ Fanpage Nông Nghiệp Giá Tốt JSC

➖ Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291- 096.38.22.293 .  

➖ Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234.

➖ Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610

➖ Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt

Thông tin liên quan:

Các biện pháp ngăn ngừa viêm vú và viêm tử cung ở heo

Heo nái mang thai và các bệnh thường gặp ở heo nái mang thai trong từng thời kỳ

Cách chăm sóc heo nái và đỡ đẻ cho đàn heo con khỏe mạnh

Phối giống làm sao cho heo nái Đan Mạch đẻ tận 22 con

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *