Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

CÁCH ĐỠ ĐẺ CHO HEO

do de cho heo
Có rất nhiều kinh nghiệm cần học và biết để có thể giúp cho heo vượt cạn thành công. Khi nắm được kinh nghiệm đỡ đẻ, chăm nuôi heo nái mang thai chính xác. Sẽ giúp cho bà con dễ dàng đỡ đẻ cho heo, hạn chế ở mức thấp nhất heo bị khó sinh đẻ. Nhưng phương pháp chia sẻ kinh nghiệm đỡ đẻ của heo này được biết bởi những chuyên gia thú y có chuyên môn cao trong việc đỡ đẻ và chăm sóc heo. Và cũng được Nông Nghiệp Giá Tốt áp dụng để chăm sóc, đỡ đẻ cho heo giống. Vì vậy bà con hoàn toàn có thể yên tâm và áp dụng theo đúng phương pháp này. cach do de cho heo

Kinh nghiệm chăm sóc heo nái trước khi đẻ

Để heo đẻ thuận lợi và cho ra những con heo mập mạp, khỏe mạnh, tướng mạo tốt. Những điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có chăm sóc tốt cho heo không. Nhất là trong quá trình trước khi heo đẻ. – 14 ngày trước khi heo đẻ: Theo tìm hiểu và tham khảo từ các chuyên gia chăn nuôi. Việc heo nái trước 14 ngày đẻ, bà con nên phòng E.coli và tẩy giun sán lần 1 cho heo. – Trong 7 ngày trước khi đẻ: Bà con cần chuẩn bị cho heo một nơi sinh sản đảm bảo vệ sinh. Cần tách chuồng cho heo và dọn dẹp, vệ sinh, khử trùng cho chuồng heo sạch sẽ. Để tránh gây viêm nhiễm sau khi sinh đẻ. Đồng thời bà con cũng nên vệ sinh, tắm rửa và chải lông cho heo. Đưa heo đến chuông sinh đã được dọn dẹp sạch sẽ. Trong giai đoạn này nên cho heo uống đầy đủ nước. – Vào khoảng 3 ngày trước khi heo đẻ: Chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ để đỡ đẻ cho heo. Ví dụ như: Dụng cụ kỹ thuật, vệ sinh, sát trùng, dụng cụ cắt rốn, các loại thuốc men cần thiết trong quá trình heo đẻ. Ngoài ra, cũng nên cần theo gói sát sao tình trạng sức khỏe của heo trong những ngày này. – 1 đến 2 ngày cuối trước khi đẻ: Theo kinh nghiệm chăn nuôi của chuyên gia, bà con nên giãn dần bữa ăn của heo nái. Giảm lượng thức ăn cho heo hoặc để heo nhịn. Tránh việc heo ăn no đè nén sẽ dẫn dẫn việc khó sinh và tránh tình trạng heo bị viêm vú. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến xảy thai ở heo: Xem ngay

Kỹ thuật để dễ dàng đỡ đẻ cho heo

cach do de cho heo – Cần phải chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng cụ để đỡ đẻ. – Nên thiết kế làm chuồng có thể đáp ứng được các tiêu chí thoáng mát, sạch sẽ nhất để cho heo đẻ. – Sau khi heo con ra đời, bà còn nên dùng khăn sạch lau toàn thân cho heo. Từ vùng miệng, mũi và cả người heo. Ưu tiên lâu mũi và miệng của heo trước để tránh heo con bị chất nhầy khiến cho bị khó thở. – Sử dụng loại bột lăn và cho heo con và, lăn cho sạch. Đồng thời, cũng có thể giúp giữ ấm cho heo. Tránh cho heo bị nhiễm các loại vi khuẩn hay mầm bệnh. – Thực hiện cắt rốn cho heo con. Công việc này vô cùng quan trọng, dụng cụ cắt rốn cần được vệ sinh sạch sẽ. Buộc nút rốn cách rốn 3 đến 5cm, nên cắt ở vị trí bên ngoài dây buộc khoảng 1cm. Sau đó, nhúng phần rốn của heo vào nước sát trùng để tránh bị viêm nhiễm. – Dùng kìm để bẩm chặt vào đuôi cách hậu môn 3 – 4cm, giữ nguyên vị trí để máu không bị lưu thông về phía chót đuôi. Sau đó dùng kéo cắt sát phía đuôi không có máu lưu thông. Nhúng phần đuôi heo vào nước sát trùng để tránh bị nhiễm trùng. cach do de cho heo – Sau khi đã xử lý mọi công đoạn trên, bà con bế heo con lại gần mẹ và cho bú sữa đầu ngay sau đó. Tiếp sức cho heo để heo được uống những giọt sữa đầu tốt nhất. – Trong quá trình sinh đẻ, nếu heo nái có dấu hiệu đẻ chậm bạn có thể tiệm 1 mũi Oxytoxin để hỗ trợ cho heo nái khi sinh. Giúp tử cung của heo nái có thể co bóp và đưa heo con ra ngoài. Đừng quên chú ý về vệ sinh cho heo khi đẻ. Nếu heo mẹ bị bẩn cần được vệ sinh kịp thời và đảm bảo sạch sẽ cho heo. Điều này cũng góp phần giúp heo có thể sinh đẻ nhanh hơn. Heo mẹ sinh quá lâu rất dễ bị yếu và ảnh hưởng tới cả quá trình sinh nở. – Không nên để cho heo mẹ ăn nhau thai còn lại. Bởi khi ăn vào heo mẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vậy nên, bà con tiêm cho heo mẹ 1 mũi Oxytoxin giúp làm đẩy hết các nhau thai ra ngoài. Sau khi xong bà con nên dọn dẹp hết những nhau thai đi để tránh cho heo mẹ tìm và ăn phải. – Tiêm cho heo mẹ thêm 3 mũi chống viêm. Sau 6 đến 8h nên tiêm lại mũi chống viêm đầu tiên, sau 24h tiêm lại mũi thứ 2. Và mũi thứ 3 cách mũi 2 là 24h. Việc tiêm thuốc cho heo giúp heo không bị nhiễm vi khuẩn hay virus gây hại cho heo mẹ và đàn heo con. Đây cũng là điều quan trọng cần lưu ý trong việc chăn nuôi heo nái. – Sau khi heo sinh xong, bà con nên vệ sinh cơ quan sinh dục của heo bằng các loại thuốc như: Thuốc tím hoặc nước sinh lý. Đồng thời, vệ sinh cả bầu ngực, bụng heo để đảm bảo tránh mầm bệnh cho cả heo mẹ và heo con. – Bà con đừng quên thắp đèn sưởi ấm cho đàn heo mẹ và heo con. Đảm bảo khu vực nằm của cả đàn đều ấm áp. Nên cho heo mẹ ăn ít sau khi sinh và lượng thức ăn sẽ được tăng dần sau 4 – 5 ngày. Bà con nên tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc và đỡ đẻ cho heo nái nhiều hơn nữa qua những bài viết của Nông Nghiệp Giá Tốt. Khi bạn có nhu cầu về giống heo tốt có khả năng sinh sản tốt và khỏe mạnh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP GIÁ TỐT “Nâng tầm nhà chăn nuôi Việt”

Địa chỉ: Lp2-32 Vinhomes Thăng Long – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội. Hotline: 0974.816.590. Web: nongnghiepgiatot.com. Email: nongnghiepgiatotthongminh@gmail.com

***

Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepgiatot
Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291 – 096.38.22.293
Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *