Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

Các loại bệnh thường gặp ở heo bà con cần quan tâm

Các loại bệnh thường gặp ở heo bà con cần quan tâm
Chăn nuôi cũng giống như trồng trọt, mầm bệnh là tác nhân hàng đầu khiến sụt giảm kinh tế. Chính vì vậy, khi chăn nuôi heo, bà còn nên trang bị đầy đủ kiến thức về các loại bệnh thường gặp ở heo. Trong bài viết hôm nay, Nông Nghiệp Giá Tốt sẽ mang tới đầy đủ kiến thức các loại bệnh này. Mong rằng bài viết sẽ có ích cho bà con! Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!  Các loại bệnh thường gặp ở heo bà con cần quan tâm

2 loại bệnh thường gặp ở heo bà con cần quan tâm

Có rất nhiều bệnh thường gặp ở heo tùy thuộc vào địa lý và khí hậu của từng vùng. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay Nông Nghiệp Giá Tốt chỉ để cập đến các loại bệnh phổ biến. Các bệnh thường gặp ở heo tại nhiều vùng miền và định kỳ xuất hiện trong quá trình chăn nuôi. 
  • Bệnh Dịch Tả Heo ( Classical Swine Fever – Hog Cholera)

Dịch Tả Heo là một trong các loại bệnh thường gặp ở heo có tốc độ lây lan chóng mặt. Tỷ lệ chết của dịch bệnh này rất cao, xấp xỉ 100%. Dịch Tả Heo có thể gặp ở tất cả giống heo, không phân biệt độ tuổi và vùng miền. 

Nguồn lây:

Virus Dịch Tả Heo có thể tìm thấy trong dịch bài tiết hoặc trong máu của heo bệnh. Khả năng lây lan đáng sợ của bệnh có thể kéo dài trên diện rộng. Cụ thể, loại virus này có thể sống trong môi trường nhiệt độ thường từ 3-6 tháng. Virus có thể bị triệt tiêu ở nhiệt độ trên 50 độ C. 
  • Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa và hô hấp
  • Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật nhiễm bệnh 
  • Người cũng là tác nhân lây nhiễm nhưng virus không có khả năng lây sang người

Triệu chứng thường gặp: 

Thể quá cấp tính: Ở mức độ này dường như không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào. Lợn chết rất nhanh và có thể sốt cao hoặc ủ rũ trước khi chết. Thể cấp tính: 
  • Xuất hiện hiện tượng sốt cao ( 40.5 – 42 độ C) 
  • 2-3 ngày đầu lợn lười vận động, bỏ ăn và thích nằm gần khu vực có nước
  • Vùng da mỏng như bụng, mang tai hay vùng bẹn sẽ xuất hiện những nốt đỏ và chuyển dần sang màu tím. 
  • Dáng đi bất thường
  • Tiếp đó 1-2 ngày, lợn bắt đầu di chuyển không vững, khó thở, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy và mũi có hiện tượng xuất huyết bọt và máu. 
  • Ở thể này, lợn sẽ chết sau 7-14 ngày nhiễm bệnh, đối với những con lợn đang mang thai tỷ lệ chết lên đến 100%
  • Dù lợn đã khỏi bệnh nhưng lượng virus trong người vẫn sẽ tồn tại suốt đời và sẽ là nguồn lây nhiễm nguy hiểm
Thể á cấp: 
  • Khó thở, biếng ăn, sụt cân, viêm khớp dẫn đến đi lại khó khăn, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Nếu đang mang thai có thể sẩy thai
  • Tỷ lệ chết: 30-70% sau 15 – 45 ngày nhiễm bệnh
  • – Thể mãn tính
  • Thường gặp ở độ tuổi heo nhỏ 2-3 tháng tuổi. 
  • Lợn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón và khó thở
  • Xuất huyết trên da chuyển từ đỏ sang tím
  • Tỷ lệ chết thấp tuy nhiên khi khỏi vẫn là nguồn lây bệnh nguy hiểm 

Điều trị: 

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh chưa có thuốc điều trị và vacxin phòng bệnh. Cho nên cần nghiêm ngặt và kỹ lưỡng trong phòng ngừa ngăn chặn bệnh bùng phát. Bạn có thể nghiên cứu thêm các biện pháp phòng bệnh dịch tả heo tại đây. 
  • PCVD (Porcine Circovirus Diseases) – Hội chứng còi cọc ở heo

PCVD là căn bệnh được đánh giá nguy hiểm hàng đầu trong ngành chăn nuôi của toàn thế giới. Bệnh còn có tên gọi khác là “Hội chứng còi cọc sau cai sữa heo con”. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Đức vào năm 1974 và lan rộng trên toàn thế giới.  Vào năm 2006, Mỹ đã chế tạo và thử nghiệm thành công vaccine phòng bệnh PCVD. 

Nguồn lây: 

  • Bệnh này có thể lây lan qua con đường truyền nhiễm virus giữa heo với heo. Ngoài ra, có thể lây bệnh qua các đường sau: qua phân, qua tiếp xúc trực tiếp, qua tinh dịch, qua nhau thai. 
  • PCV là virus nhỏ, đường kính 17mm, không có vỏ bao bọc dễ xâm nhập vào các động vật có vú.
  • Việc đột ngột thay đổi khí hậu, môi trường cũng là một nguy cơ cao để virus công vào cơ thể heo.

Triệu chứng thường gặp: 

  • Heo con bị mệt mỏi, lười vận động, kén ăn
  • Lông trên thân bị khô
  • Làn da xanh xao, ốm yếu đôi khi trở thành màu vàng 
  • Xuất hiện hạch sưng ở giữa hai chân 
  • Có thể xuất hiện hiện thường thần kinh, thở khó 
  • 30% heo nhiễm bệnh sẽ mắc triệu chứng tiêu chảy

Điều trị: 

Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị nhưng đã có vacxin phòng bệnh. Cần thực hiện đầy đủ biện pháp phòng bệnh, tiêm phòng đầy đủ cho heo mới sinh. Chăm sóc tốt ngay từ lúc mới đẻ, cho heo bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng bữa ăn cho heo và tập cho heo con ăn đúng thời điểm. Ở Việt Nam thường dùng loại vaccine protein capsid của virus PCV2 và tiêm theo liệu trình như sau:
  • Liệu trình 1: tiêm 1 ml vacxin cho heo vào độ tuổi từ 14 – 21 ngày tuổi. Tiêm một lần duy nhất.
  • Liệu trình 2: tiêm 2 lần, mỗi lần 2 ml khi heo 14 – 21 ngày tuổi. Lần tiêm thứ 2 cách lần đầu 3 tuần.

Nông Nghiệp Giá Tốt – Đơn vị hàng đầu cung cấp heo giống chất lượng nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp heo giống chất lượng cho bà con. Tuy nhiên, Nông Nghiệp Giá Tốt vẫn là cái tên được nhiều bà con chăn nuôi ưu ái nhất. Chất lượng heo giống đạt năng suất cao cùng dịch vụ tư vấn hỗ trợ nhiệt tình. Mọi vấn đề thắc mắc của bà con đều được chúng tôi hỗ trợ kịp thời. Đảm bảo năng suất chăn nuôi cho bà con.  Nếu bà con đang gặp bất cứ khó khăn gì hoặc đang không biết nên chăn nuôi từ đâu. Liên hệ ngay với chúng tôi!  Nông Nghiệp Giá Tốt – Đơn vị hàng đầu cung cấp heo giống chất lượng nhất hiện nay  

***

Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepgiatot
Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291 – 096.38.22.293
Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *