Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

Dịch Tả Lợn Châu Phi – Nguy hiểm không thể lường trước! 

Tái bùng phát từ đầu tháng 9/2021 vừa qua, dịch tả lợn Châu Phi đã mang đến nhiều hậu quả khôn lường cho người dân Việt Nam. Hàng nghìn con lợn bị tiêu hủy, nhiều hộ chăn nuôi mất mát, nhiều khu công nghiệp thua lỗ lớn. Để phòng ngừa và hạn chế thiệt hại tiền bạc bởi nạn dịch này, mọi người cần nắm vững các kiến thức liên quan để nhanh chóng có cách phòng tránh! Dịch Tả Lợn Châu Phi - Nguy hiểm không thể lường trước! 

Dịch tả lợn Châu Phi nguy hiểm như thế nào? 

Ngày 21/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Chăn nuôi Nepal vừa cho biết. Đang có một đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) xảy ra tại 6 quận của thủ đô Kathmandu của Nepal. Báo hiệu một đợt dịch sắp tiếp tục bùng phát toàn cầu và cảnh báo người dân cần hết sức đề phòng!  Dịch tả lợn là một căn bệnh lây nhiễm ở lợn. Do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2021, đã có biến chủng mới xuất hiện. Gây nên nhiều khó khăn hơn trong công tác phòng ngừa dịch bệnh. Biến chủng mới này có tốc độ lây lan chậm và không gây chết hàng loạt. Triệu chứng ban đầu khi mắc chủng mới tương đồng với các bệnh về đường hô hấp.  Tuy nhiên, biến chủng mới này rất khó phát hiện. Tiềm ẩn mối lo ngại lâu dài cho nhiều hộ chăn nuôi. Cũng bởi các yếu tố bên trên khiến nhiều hộ chăn nuôi chủ quan nhầm tưởng dịch tả với các bệnh tai xanh thông thường khác. Để có kết quả chính xác nhất cần thực hiện phương pháp xét nghiệm cho lợn. 

Sớm phòng ngừa là cách thức hiệu quả nhất để dập tắt dịch bệnh nhanh chóng

Dịch tả lợn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thịt lợn thành phẩm. Việc phòng ngừa và trang bị những kiến thức liên quan đến dịch tả lợn là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng Nông Nghiệp Giá Tốt đi tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh quái ác này nhé! 

Nguyên nhân 

Mọi căn bệnh đều sẽ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và các yếu tố khác tác động. Dịch tả lợn Châu Phi cũng không phải ngoại lệ. Nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như: Chuồng trại không được vệ sinh thường xuyên và triệt để; thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn; công tác tiêm phòng dịch bệnh cho lợn không được thực hiện hoặc thực hiện sơ sài không nghiêm túc. 

Triệu chứng

Dịch tả lợn có nhiều triệu chứng và theo từng cấp độ khác nhau khiến người chăn nuôi khó nắm bắt hết được. Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ giao động từ 3 đến 15 ngày, ở thể cấp tính mức độ virus nặng hơn nên thời gian ủ bệnh ngắn hơn, từ 3 – 4 ngày. Tuy nhiên sẽ có thể tóm tắt bằng các tiểu mục nhỏ sau:  Thể quá cấp tính: Ở mức độ này dường như không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào. Lợn chết rất nhanh và có thể sốt cao hoặc ủ rũ trước khi chết. Thể cấp tính: 
  • Xuất hiện hiện tượng sốt cao ( 40.5 – 42 độ C) 
  • 2-3 ngày đầu lợn lười vận động, bỏ ăn và thích nằm gần khu vực có nước
  • Vùng da mỏng như bụng, mang tai hay vùng bẹn sẽ xuất hiện những nốt đỏ và chuyển dần sang màu tím. 
  • Dáng đi bất thường
  • Tiếp đó 1-2 ngày, lợn bắt đầu di chuyển không vững, khó thở, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy và mũi có hiện tượng xuất huyết bọt và máu. 
  • Ở thể này, lợn sẽ chết sau 7-14 ngày nhiễm bệnh, đối với những con lợn đang mang thai tỷ lệ chết lên đến 100%
  • Dù lợn đã khỏi bệnh nhưng lượng virus trong người vẫn sẽ tồn tại suốt đời và sẽ là nguồn lây nhiễm nguy hiểm
Thể á cấp: 
  • Khó thở, biếng ăn, sụt cân, viêm khớp dẫn đến đi lại khó khăn, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Nếu đang mang thai có thể sẩy thai
  • Tỷ lệ chết: 30-70% sau 15 – 45 ngày nhiễm bệnh
Thể mãn tính
  • Thường gặp ở độ tuổi heo nhỏ 2-3 tháng tuổi. 
  • Lợn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón và khó thở
  • Xuất huyết trên da chuyển từ đỏ sang tím
  • Tỷ lệ chết thấp tuy nhiên khi khỏi vẫn là nguồn lây bệnh nguy hiểm 
 

Cách phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sát trùng các phương tiện vận chuyển định kỳ thường xuyên. Đặc biệt luôn sát trùng các dụng cụ chăn nuôi, giết mổ lợn bằng vôi hoặc hóa chất. 
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với lợn
  • Ngay lập tức cách ly nguồn lây nhiễm hoặc lợn bị nghi nhiễm
  • Hạn chế các loài sinh vật trung gian lây nhiễm như: muỗi, ruồi
  • Luôn xác định rõ nguồn gốc lợn khi mua bán
  • Ăn chín uống sôi, không ăn thịt lợn tươi sống
  • Dùng chế phẩm sinh học phun lên chuồng. Chế phẩm sinh học sẽ ức chế và tiêu diệt virus dịch tả châu phi
  • Sử dụng men lacto: pha 1 lọ cho 10-12 con lợn uống pha với nước muối sinh lí hoặc nước cất.
  • Sử dụng men sống chịu kháng sinh.
  • Kháng thể gamma : 1ml tiêm 10kg thể trọng
Trên đây là những kiến thức giúp bạn phòng ngừa và xử lý kịp thời dịch tả lợn châu phi. Đảm bảo an toàn cho đàn lợn cũng là cách bảo vệ an toàn sức khỏe gia đình và ví tiền của bạn! 

Nông Nghiệp Giá Tốt – Luôn đồng hành cùng bạn trong mọi khó khăn

Luôn được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chăn nuôi heo và cung ứng heo giống chất lượng nhất. Nông Nghiệp Giá Tốt vẫn không ngừng nâng cấp dịch vụ chất lượng nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ cho khách hàng 24/7.    Nếu bạn đang gặp khó khăn khi phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi cho trang trại của mình, liên hệ ngay hotline: 0972.277.135 hoặc truy cập vào website: https://nongnghiepgiatot.com/ để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!  Nông Nghiệp Giá Tốt – Uy Tín, Chất Lượng và An Toàn!    

***

Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepgiatot
Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291 – 096.38.22.293
Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *