Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

Một số bệnh lý thường gặp ở heo và cách phòng tránh

Một số bệnh lý thường gặp ở heo và cách phòng tránh

Phòng chống các bệnh lý ở heo và trang trại là công tác quan trọng mà bất cứ nhà chăn nuôi nào cũng nên lưu tâm. Chúng quyết định rất lớn đến hiệu quả chăn chăn nuôi, giá trị kinh tế mang lại. Do đó cần đặc biệt lưu ý với các bệnh lý thường gặp ở heo dưới đây và đưa ra cách phòng chống, điều trị kịp thời. 

Công tác chống dịch bệnh tại trại chăn nuôi heo quan trọng thế nào?

Bên cạnh các công tác quan trọng như quản lý chuồng trại, nâng cao hiệu quả sinh sản, việc kiểm soát và hạn chế dịch bệnh trong trại heo là điều không thể bỏ qua. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ở heo ngày càng trở nên phổ biến hơn, khó kiểm soát và dễ lây lan.

4 nguyên tắc cơ bản để phòng dịch bệnh cho heo đặc biệt là heo giống nhà chăn nuôi cần tuân thủ chặt chẽ bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với heo tối đa

Heo bị bệnh có thể bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Có thể là do côn trùng, gió, do các vi sinh vật bên ngoài,… Nhưng thường thấy nhất có thể là do xe cộ, khi di chuyển, kim tiêm, các dụng cụ phẫu thuật, thậm chí là cả từ con người. Chính vì vậy cần phải xây dựng các biện pháp cách lý hiệu quả, khống chế cửa ra vào để hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh đối với heo.

  • Rà soát lại nguyên nhân gây bệnh, gây stress ở heo

Heo khi được nuôi theo mật độ cao, bị lạnh, hệ thống miễn dịch không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây ra chứng stress ở đàn heo. Do đó, phải luôn rà soát để tìm ra các biện pháp gây giảm thiểu tối đa các tác nhân này cho đàn heo.

Xem thêm: Heo giống Pháp – Vượt trội cả về chất lượng và năng suất

  • Vệ sinh và sát trùng chuồng trại

Đây có lẽ phương pháp tốt nhất, toàn diện nhất giúp bảo vệ heo khỏi những tác nhân gây bệnh. Vì vậy hãy lưu ý vệ sinh, sát trùng các thiết bị, các dụng cụ thật sạch sẽ. Đảm bảo chúng đạt yêu cầu. Khi chọn thuốc sát trùng phải lưu ý nồng độ và mục đích của việc sử dụng thuốc. Đồng thời cũng nên cẩn trọng khi cho heo dùng thuộc, đảm bảo đúng liều lượng, đúng giờ giấc. Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại không chỉ được tập trung ở vị trí bên trong chuồng mà ngay cả ngoài chuồng và khu vực xung quanh. Có như vậy heo mới luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho heo
Dinh dưỡng cho heo
Dinh dưỡng cho heo

Ở bất cứ giai đoạn nào, dinh dưỡng cũng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên trong giai đoạn sơ sinh, heo cần được chăm sóc nhiều nhất để đảm bảo được quá trình sinh trưởng và phát triển sau này. Phải cho tất cả heo con được bú sữa đầy (trong khoảng 24h khi néo hạ thai). Vì sửa này chứa rất nhiều sinh tố A, protein và đặc biệt là gamma globulin (kháng thể). Ngoài ra cũng cần bổ thêm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các nguyên tố vi lượng với liều lượng phù hợp đối với từng lứa tuổi của heo.

Một số bệnh lý thường gặp ở heo và cách phòng tránh

Dịch tả heo – Bện lý thường gặp nhất ở heo

Dịch tả heo là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Điều nguy hại là chúng xảy ra ở tất cả các lứa tuổi heo với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Dịch tả heo - bệnh lý thường gặp ở heo
Dịch tả heo – bệnh lý thường gặp ở heo

Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể.

  • Thể mạn tính: Các triệu chứng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ và kéo dài. Heo bị nhiễm bệnh ở thể mãn tính sẽ gầy yếu, thường bị ho, khó thở, bài tiết không ổn định (lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón). Bệnh phát triển trong khoảng 1 – 2 tháng, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ chết do kiệt sức.
  • Thể cấp tính: heo ủ rũ, lười ăn, hay tìm chỗ tối để nằm. Sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh thì heo thường bị sốt cao tới 41 – 42 độ, cơn sốt kéo dài khoảng 4 – 5 ngày mới hạ. Khi cơn sốt hạ nhanh cũng là lúc heo sắp chết. Heo bị bệnh thường xuyên thở mạnh, ở các chỗ da mỏng (như mõm, chỏm tai, chân và quanh sườn) xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành đám xuất huyết lớn. Sau đó, các điểm đỏ này bị tím lại rồi bong da vảy (hoặc bị thối loét). Mắt heo bệnh có màu trắng che phủ, mũi heo bị viêm nên nước mũi đặc. Heo đi phân không ổn định và thường đi kèm các bệnh khác như phó thương hàn, tụ huyết trùng.

Biện pháp phòng và điều trị:

Do chưa có thuốc đặc trị nên cách tốt nhất là nên tiêm vaccine đúng lịch trình. Khi mới mua về nhà chăn nuôi nên nhốt riêng ít nhất 3 tuần để tránh lây lan cho cả đàn. Đặc biệt lưu ý việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại khi dịch xảy ra.

 

Bệnh tụ huyết trùng heo

Bệnh gây ra cho cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Bệnh có đặc điểm đó là gây bại huyết, xuất huyết và xáo trộn hô hấp (chủ yếu là phổi). Mầm bệnh này có sẵn trong đất, khí quản và phổi heo. Và chỉ khi nào heo bị suy giảm sức đề kháng thfi mầm bệnh sẽ phát sinh và gây bệnh mạnh mẽ hơn.

Bệnh thường phát sinh rải rác. Tuy nhiên cũng có thể phát triển thành dịch nhất là vào đầu và cuối mùa mưa. Đặc biệt hay xảy ra với heo từ 3-4 tuổi và heo đang ở giai đoạn cai sữa.

Triệu chứng:

Thời gian nung bệnh từ 1-5 ngày và phát ở 2 thể chính:

  • Thể cấp tính: Heo thường bị sốt cao 41-42 độ. Hầu và cằm bắt đầu bị sưng to. Lúc này do phổi bị tổn thương nên heo thường bị khó thở, ho khan, chảy nhiều nước mũi, nhịp thở nhanh,… Trên mõm, bụng và các vùng da non sẽ dần xuất hiện các nốt đỏ tím. Đôi lúc heo sẽ bị hội chứng thần kinh sốt cao như đi vòng tròn, sùi bọt mép, co giật. Giai đoạn đầu khi bị bệnh heo thường bị táo bón rồi dẫn đến tiêu chảy. Trong trường hợp cấp tính này nếu không can thiệp kịp thời heo có thể chết chỉ sau 12-36 giờ.
  • Thể mãn tính: Heo sốt cao, khó thở, các khớp bị sưng. Sức khỏe heo bị yếu dần, sau khoảng 1-2 tháng là chết.

Cách phòng tránh và chữa trị:

  • Phòng bệnh: Tiêm vaccine huyết trùng heo keo phèn. Đối với heo nái tiêm trước khi phối giống. Đối với với heo con thì tiêm khi heo được 40-45 ngày. Lưu ý tiêm theo hướng dẫn, đúng vị trí và tiêm định kỳ (dựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Trị bệnh: Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomycin với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramycin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp thêm với các loại thuốc như  thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptol), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).

Bệnh phó thương hàn heo

Bệnh phó thương hàn heo do trực khuẩn Salmonella choleraesuis gây nên với đặc điểm gây bại huyết, viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai sữa), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào của heo, đặc biệt là heo cai sữa (12 – 14 tuần tuổi). Ở lứa tuổi này heo bị nặng và dễ chết (tỷ lệ tử vong khoảng 50 – 80%). Bệnh còn có thể lây truyền từ heo qua bò, chó và người.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là chuồng trại bị lạnh, ẩm hoặc do sự tấn công của các loài ký sinh trùng đường ruột. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa hoặc thời điểm giao giữa 2 mùa và có thể lây lan qua đường ăn uống.

Triệu chứng:

Thời gian nung bệnh có thể từ 2-3 ngày và phát từ 2 thể chính:

  • Thể cấp tính: Sốt 41-42 độ. Heo có biểu hiện như bỏ ăn chỉ uống nước, nằm 1 chỗ, tai lạnh, da bụng có dấu hiệu nổi gai ốc, ói mửa và tiêu chảy, phân hôi thối và có thể có lẫn máu. Sau vài ngày phát bệnh heo có thể bị ho, khó thở, vùng da mỏng bị xuất huyết nhẹ.
  • Thể mãn tính: heo sốt 41-42 độ. Heo sốt từ 5 đến 7 ngày rồi ngưng. Trên da xuất hiện những mảng đỏ có vảy. Heo bị tiêu chảy dai dẳng, xuống sức và có thể bị chết trong khoảng 10-15 ngày.

Biện pháp phòng và chữa trị:

  • Phòng bệnh: Tiêm vaccine phó thương hàn heo keo phèn. Đối với heo nái tiêm trước khi phối giống, heo con heo 2 lần: 1 lần khi heo được 20 ngày tuổi và lần 2 khi heo được 40-45 ngày tuổi. Cũng tương tự như cách tiêm phòng các bệnh khác, nhà chăn nuôi cũng nên chú ý về vị trí tiêm, thời gian, liều lượng tiêm cho heo – tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh đóng dấu lợn

Bệnh đóng dấu lợn
Bệnh đóng dấu lợn

Bệnh đóng dấu lợn cũng là 1 bệnh xảy ra khá nhiều ở heo. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau với những biểu hiện đa dạng.

Triệu chứng:

  • Lợn nái mang thai: biểu hiện của bệnh đóng dấu gồm dễ đẻ non, biếng ăn, dễ sảy thai, sốt, tai hơi xanh.
  •  Lợn nái giai đoạn đẻ, nuôi con: Lợn cũng thường mất sữa, tỉ lệ con chết cao, biếng ăn.
  • Lợn đực: Lợn thường lờ đờ, tinh dịch kém, bỏ ăn.
  • Lợn cai sữa, lợn trưởng thành: Lợn thường lông xơ xác, chán ăn.

Biện pháp phòng và điều trị:

Hiện chưa có phương pháp/thuốc đặc trị. Do vậy để đảm bảo lợn khỏe mạnh, nhà chăn nuôi cần tăng sức đề kháng cho lợn, tiêm và phun sát trùng cũng như tiêm kháng sinh định kỳ cho cả đàn lợn.  

Bệnh lở mồm long móng

Có thể nói đây là căn bệnh phổ biến nhất thường gặp khi chăn nuôi heo.

Biểu hiện:

Thời gian nung bệnh có thể là 2-4 ngày hoặc cũng có thể lâu hơn – lên đến 21 ngày. Lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục và có thêm những mụn nước ở chân. Các vùng mụn này khi phát triển mạnh sẽ vỡ ra và hình thành nên những mảng lớn. Khi bị bệnh lợn hay nằm và có dấu hiệu chán ăn.

Biện pháp phòng và chữa trị:

  • Phải luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô tháo, sạch khuẩn.
  • Vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kỳ.
  • Tiêm vaccine cho lợn lần từ 1 từ 2 tuần trở lên. Sau 28 ngày sẽ tiêm lại lần 2. Tiếp tục duy trì định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ tiêm nhắc lại.
  • Cách ly ngay khi có dấu hiệu bệnh.
  • Báo thú ý địa phương để có phương pháp xử lý thích hợp.
  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho lợn bị bệnh.
  • Tiêu hủy ngay khi được lệnh yêu cầu.

Bài viết trên đây đã chia sẻ thêm với các nhà chăn nuôi về một số bệnh lý thường gặp ở heo cũng như gợi ý cho bạn cách phòng tránh những căn bệnh này. Hãy lưu ý áp dụng để đảm bảo rằng đàn heo của bạn luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *