Đỡ đẻ cho heo luôn là công việc khó khăn và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả đàn. Bà con cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu cách kích thích cho lợn nái mau đẻ hiệu quả nhất hiện nay.
Vì sao nhiều heo nái khó đẻ?
Vì sao nhiều heo nái khó đẻ?
Có nhiều nguyên nhân khiến một con lợn bị khó đẻ. Bà con có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây.
1. Xương chậu của lợn hẹp bẩm sinh
Xương chậu hẹp bẩm sinh là một vấn đề quan trọng có thể dẫn đến khó đẻ mà mình cần quan tâm khi chọn lựa lợn nái.
Lựa chọn không cẩn thận bà con dễ chọn phải những con lợn nái có xương chậu hẹp, điều này gây khó khăn trong quá trình sinh đẻ, đặc biệt là đối với những lợn con sơ sinh to. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt, hãy chọn những con lợn có xương chậu phù hợp.
2. Lợn không được chăm sóc tốt nhất
Việc chăm sóc lợn nái khi mang thai không đúng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ của chúng. Lợn mẹ cần được chăm sóc đầy đủ với chế độ ăn uống đạt chuẩn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho quá trình mang thai và đẻ.
Các con lợn lười vận động có thể dẫn đến cơ hoành và cơ bụng yếu, tăng nguy cơ khó khăn khi đẻ. Việc bổ sung dinh dưỡng thông qua thức ăn tự nhiên hoặc thức ăn sinh học được pha sẵn là quan trọng để duy trì sức khỏe của lợn nái.
3. Do lợn mẹ quá già
Lợn mẹ quá già cũng là nguyên nhân gây khó sinh đẻ. Những con lợn đã trải qua nhiều lần sinh nở và có sức khỏe không tốt có thể gặp khó khăn khi đẻ.
Bà con cần chú ý lựa chọn những con lợn nái không quá già để giảm thiểu tình trạng khó khăn trong quá trình đẻ.
Nhận biết lợn nái khó đẻ
Để biết được liệu heo nái của mình có đang gặp khó khăn trong sinh đẻ hay không, bà con cần quan sát thật kỹ.
Nếu lợn nái có các biểu hiện: rặn nhiều lần trong thời gian dài mà vẫn chưa có dấu hiệu đẻ, mệt mỏi, khó chịu, vỡ nước ối, cơn co giật dần dần… Đây có thể là dấu hiệu rõ ràng của việc lợn nái đang gặp khó khăn khi sinh.
Không ít trường hợp lợn mẹ có thể sinh được con đầu tiên dễ dàng như gặp khó khăn trong việc sinh những đứa con tiếp theo. Trong tình huống này, bà con cần để ý rồi nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Cách kích thích cho lợn nái mau đẻ hiệu quả
1. Cách kích thích cho lợn nái mau đẻ – Dùng thuốc kích đẻ
1.1. Thuốc Hẹn Đẻ ‘Han-prost’
Trường Hợp Sử Dụng:
– Cho lợn đẻ theo ý muốn (đúng ngày đẻ và đẻ theo ý muốn).
– Lợn quá ngày sinh mà không có dấu hiệu đẻ.
Tác Dụng:
– Mở cổ tử cung to nhất để dễ dàng cho quá trình đẻ.
– Chữa chậm, không động dục.
– Gây động dục hàng loạt.
– Đẩy thai chết ra ngoài.
Liều Lượng và Hướng Dẫn Sử Dụng:
– Thuốc có tác dụng sau 12-24h. Nếu sau 24h không thấy đẻ, có thể tiêm mũi tiếp theo.
– Theo hướng dẫn của nhà sản xuất: 0,7cc/ con/ lần tiêm. Thực tế, có thể tiêm 1 ống 2ml cho 1 con nái.
– Trong trường hợp nái đẻ được 1-2 ngày mà rau chưa ra hết, nên tiêm Han-prost.
– Khi phối tinh nhân tạo cho heo, có thể tiêm 1ml Han-prost trong liều tinh để tăng tỉ lệ đậu thai.
– Trước khi tiêm thuốc kháng sinh đặc trị viêm tử cung, nên tiêm 1 mũi Han-prost để mở cổ tử cung và đẩy dịch viêm ra ngoài.
Cách Tiêm:
– Han-prost: Tiêm bên rìa bộ phận sinh dục, chọc vào chỗ mềm và lõm sâu nhất.
1.2. Thuốc Kích Đẻ ‘Oxytocin’
Trường Hợp Sử Dụng:
– Lợn đã mở hoàn toàn cổ tử cung; có hiện tượng mệt, co bóp thành tử cung yếu.
Tác Dụng:
– Thúc đẩy cổ tử cung to bóp mạnh hơn để đẻ dễ hơn.
– Đẩy chất bẩn, dịch bẩn có trong tử cung ra ngoài.
– Tăng quá trình tiết sữa.
– Hạn chế việc ngạt, chết con, sót nhau.
Liều Lượng và Hướng Dẫn Sử Dụng:
– Tiêm khi lợn đã đẻ được 2 – 3 – 4 con.
– Tầm 30 – 40 phút mới tiêm 1 lần, trong quá trình đẻ tiêm tối đa 3 lần.
– Không dùng cho lợn nái xoang chậu bé và con quá to, cần can thiệp móc con.
– Liều lượng tùy thuộc vào số lứa heo:
- Lứa đầu: 2-3cc/con/lần.
- Lứa 3 trở đi: 3-4cc/con/lần.
Cách Tiêm:
– Oxytocin: Tiêm vào cổ giống các thuốc thông thường.
Lưu Ý Quan Trọng:
– Không nên tiêm kích đẻ (Oxytocin) khi lợn chưa mở cổ tử cung hoặc chưa đẻ được con nào.
– Phân biệt rõ giữa Han-prost và Oxytocin để tránh sử dụng nhầm, gây nguy hiểm cho lợn mẹ và heo con.
2. Cách kích thích cho lợn nái mau đẻ – Không cần dùng thuốc kích đẻ
Cách kích thích cho lợn nái mau đẻ – Không cần dùng thuốc kích
Trước khi sử dụng thuốc kích đẻ bà con hãy thử kiểm tra xem liệu heo của mình có thể đẻ thường hay không. Nếu lợn nái trong trại của bạn chưa có dấu hiệu vỡ ối và tử cung đang đóng, việc sử dụng thuốc kích đẻ là hoàn toàn không khuyến khích.
Thay vào đó, một bước quan trọng là kiểm tra ngôi thai của lợn nái. Bạn có thể sử dụng 5 ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào âm đạo của lợn nái theo nhịp rặn để không làm đau lợn. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra kích thước và vị trí của ngôi thai một cách chính xác.
Nếu lợn nái vẫn gặp khó khăn, bạn có thể pha nước ấm với chút muối loãng để hỗ trợ quá trình đẻ. Đối với những chú lợn đã ra đời, hãy cho chúng bú mẹ để kích thích quá trình đẻ.
Trong trường hợp thai to và lợn nái vẫn khó đẻ, có thể xem xét việc sử dụng thuốc kích sinh, nhưng cần thận trọng và theo dõi sự phát triển của tình hình
Kết luận
Có nhiều cách để kích thích lợn nái mau đẻ hiệu quả, bà con nên chọn phương pháp phù hợp để lợn của mình sinh nở được an toàn nhé.
Mình có thể tìm hiểu thêm thông tin về mật độ nuôi heo thịt và chăn nuôi, chăm sóc heo tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua:
📨 Fanpage: Nông Nghiệp Giá Tốt JSC
☎️ Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293
📞 Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234
🌟 Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
🏡 Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt
Thông tin liên quan: