Việc tuyển chọn và gây giống các đàn heo hậu bị là ưu tiên với các nhà chăn nuôi. Vậy heo hậu bị là gì? Làm sao để chăn nuôi heo hậu bị đúng cách? Cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Heo hậu bị là gì?
Heo hậu bị những con heo nái được tuyển chọn khắt khe để giữ lại làm giống ngay từ khi cai sữa. Quá trình tuyển chọn, sàng lọc sẽ tiếp tục cho tới thời điểm phối giống đầu tiên để đảm bảo heo được giữ lại làm giống là những con heo chất lượng nhất.
Heo hậu bị là gì?
Kỹ thuật chăn nuôi heo hậu bị
1.Tiêu chuẩn chọn lợn cái hậu bị
1.1 Chọn theo di truyền
Bố mẹ của heo hậu bị cần là những con giống đạt tiêu chuẩn cao. Khi heo bố mẹ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì những con heo con được sinh ra thường có chất lượng cao, tăng trưởng nhanh, ít bị bệnh tật
– Tiêu chuẩn chọn heo bố:
+ Tốc độ tăng trọng trung bình: 500gam/ngày trở lên.
+ Tiêu tốn thức ăn: dưới 2.5 kg/1kg tăng trọng
+ Độ dày mỡ lưng: dưới 15 mm.
– Tiêu chuẩn chọn heo mẹ
+ Sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng miễn dịch caot
+ Heo mẹ sinh được ít nhất 27 lợn con/năm. Mỗi con heo con cần cai sữa ở 21 ngày tuổi và trọng lượng cai sữa bình quân 7kg/ con, có độ đồng đều cao.
Chọn heo hậu bị theo yếu tố di truyền
1.2. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn
– Chế độ dinh dưỡng qua các giai đoạn:
Trọng lượng heo | % Protein thô | Năng lượng (kcal) | Số bữa/ ngày |
Từ 20 – 30 (kg) | 16 – 17 (%) | 3100 (kcal) | tự do |
Từ 30 – 65 (kg) | 15 (%) | 3000 (kcal) | 3 bữa |
Từ 65kg – khi phối giống và mang thai | 13 – 14 (%) | 2900 (kcal) | 2 bữa |
– Mức ăn/ con/ ngày
Thể trọng (kg) | Lượng proteintiêu hoá /con/ngày (gam) | Lượng thức ăn /con/ngày (kg) | Năng lượng trao đổi me (kcal/con/ngày) |
20 – 25 (kg) | 160 – 204 | 1,0 – 1,2 | 3100 – 3720 |
26 – 30 (kg) | 208 – 238 | 1,3 – 1,4 | 4030 – 4340 |
31 – 40 (kg) | 210 – 240 | 1,4 – 1,6 | 4200 – 4800 |
41 – 45 (kg) | 255 – 270 | 1,7 – 1,8 | 5100 – 5400 |
46 – 50 (kg) | 285 – 300 | 1,9 – 2,0 | 5700 – 6000 |
51 – 65 (kg) | 315 – 330 | 2,1 – 2,2 | 6300 – 6600 |
66 – 80 (kg) | 273 – 286 | 2,1 -2,2 | 6090 – 6380 |
81 – 90 (kg) | 286 – 299 | 2,2 – 2,3 | 6380 – 6670 |
– Sau phối giống 1-21 ngày cho ăn 1,8-2kg/ con/ ngày bằng loại thức ăn nuôi heo nái chửa.
– Sau phối giống 22-85 ngày cho ăn 2-2,3kg/ con/ ngày bằng loại thức ăn nuôi heo nái chửa.
– Sau phối giống 86-100 ngày cho ăn 2,3-2,5kg/ con/ ngày bằng loại thức ăn nuôi heo nái chửa.
– Sau phối giống 101-114 ngày cho ăn 2,5-2,7kg/ con/ ngày bằng loại thức ăn nuôi heo nái chửa.
Trước sinh 4-5 hôm giảm lượng cám cho heo.
Chế độ dinh dưỡng cho heo hậu bị
1.4. Chuồng nuôi
– Hướng ưu tiên: đông nam.
– Yêu cầu:
+ Chuồng cần có ánh sáng tốt, thông thoáng, chống nóng và tránh ánh nắng trực tiếp từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét.
+ Đảm bảo vệ sinh y tế, quản lý chặt chẽ việc xử lý phân và nước thải bằng xây dựng hầm chứa phân và hầm biogas.
+ Nuôi nhốt chung trong ô sẽ tốt hơn nuôi riêng biệt từng con và đảm bảo diện tích 0,8m2 – 1m2/con (ăn – nằm).
+ Định mức lao động: 1 lao động nuôi 200 con heo hậu bị.
2. Biện pháp kỹ thuật thời kỳ tiền phối giống
Biện pháp kỹ thuật thời kì tiền phối giống
2.1. Kích thích lợn cái động dục sớm
– Độ tuổi lợn: 6 tháng tuổi
– Biện pháp: Cho heo đực đi qua khu nuôi heo cái hậu bị, 2 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút.
Theo dõi và ghi chép diễn biến các chu kỳ động dục để lên kế hoạch phối giống và lên lịch tăng thức ăn trước khi phối giống.
2.2. Tuổi và thời gian phối giống:
– Độ tuổi: 7,5 – 8,5 tháng, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi.
– Trọng lượng: trung bình từ 130-140 kg.
– Phối giống: Không phối giống ngay ở lần động dục thứ nhất, mà cho phối giống ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3. (trừ trường hợp heo đạt 130-140kg và đủ độ tuổi vẫn phối bình thường)
Nếu heo đã phối giống mà không thụ thai thì sẽ động dục trở lại 16 – 25 ngày (kể từ ngày phối giống)
3. Phối giống cho heo hậu bị
Phối giống heo hậu bị
– Chu kỳ động dục của lợn nái trung bình 21 ngày (biến động từ 16-21 ngày). Cần kiểm tra lợn động dục 2 lần/ ngày: Sáng từ: từ 6 – 9 giờ và chiều từ: từ 16 – 18 giờ.
– Một con nái sẽ động dục trong 4-5 ngày, chia làm 3 giai đoạn:
Biểu hiện | Giai đoạn 1: Từ 2 – 3 ngày đầu | Giai đoạn 2: Từ 2 – 2.5 ngày | Giai đoạn 3: Kéo dài 12 ngày |
Âm hộ | – Sưng, đỏ hồng, không có hoặc có ít nước nhờn – Không chịu cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi người dẫn tinh ấn tay vào mông – Ăn ít, bồn chồn, nhảy lên lưng con khác hoặc thành chuồng, có con kêu rít, rên. | – Giảm sưng, đỏ tái, màu mận chín hoặc hồng nhạt, dịch nhờn keo đặc có thể kéo thành dây – Chịu cho đực nhảy, hoặc đứng yên cho người ngồi lên lưng, chịu cho dẫn tinh, 2 chân khuỳnh ra và đuôi quặt sang 1 bên – Heo nái trở lại yên tĩnh, khó dịch chuyển khỏi vị trí. | – Trở lại trạng thái và màu sắc bình thường không có dịch nhờn – Không cho đực nhảy, chạy, có khi ngồi bệt hoặc nằm sấp khi người ấn tay vào mông |
Chú ý | – Chưa nên dẫn tinh, không nên ép phối vì trứng chưa rụng, do đó không có khả năng thụ thai | – Nên phối giống lúc mát (mùa hè) và ấm (mùa đông) – Nên phối giống vào lúc 7-9 sáng hoặc 4-6 chiều – Nếu là lợn cái hậu bị, cho phối giống ngay sau khi chịu đực 2-3 giờ và phối lặp lại sau thời gian phối lần đầu 12 giờ (nên phối giống bằng đực nhảy trực tiếp) | – Không nên dẫn tinh vào giai đoạn này vì kết quả thụ thai rất thấp |
Kết luận
Bà con vừa tìm hiểu heo hậu bị là gì? Và đâu là kỹ thuật chăn nuôi heo hậu bị. Tuy nhiên việc tự lựa chọn và gây giống các đàn heo hậu bị chưa bao giờ là dễ dàng.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua
➖ Fanpage Nông Nghiệp Giá Tốt JSC
➖ Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291- 096.38.22.293 .
➖ Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234.
➖ Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
➖ Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt