Dịch tả châu Phi (ASF) là gì?
Dịch tả lợn châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và thường xảy ở lợn (kể cả lợn nuôi và lợn hoang dã). Bệnh tuy không lây sang người nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Đặc điểm của virus dịch tả lợn châu Phi chính là có gen di truyền dạng ADN, có sức đề kháng cao và có khả năng tồn tại lâu trong chất tiết, dịch tiết, xác động vật và thậm chí là các loại thực phẩm được chế biến từ thịt lợn như xúc xích, dăm bông,…. Ngoài ra, chúng cũng có thể sống được trong nhiệt độ thấp từ 3 đến 6 tháng và chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 trong 70 phút hoặc 60 độ trong 20 phút. Do đó nếu không được đun chín kỹ các virus này vẫn có thể tồn tại và đi thẳng vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Xem thêm: Heo hậu bị Đan Mạch: Quá trình nhập và chăm sóc cần lưu ý những gì?Một số triệu chứng thường gặp khi lợn mắc chứng dịch tả châu Phi
Rất khó để phát hiện heo đang mắc phải dịch tả châu Phi bởi các triệu chứng của bệnh này tuy tương đối rõ ràng và biểu hiện gần như có thể phát hiện được ngay. Tuy nhiên lại có sự tương đồng khá lớn với các bệnh dịch khác thường gặp ở heo như: bệnh tai xanh, heo đóng dấu son, tụ huyết trùng, phó thương hàn hay viêm da sưng thận do PCV2,…. Các triệu chứng thường gặp nếu heo bị mắc dịch tả Châu Phi bao gồm:- Heo có hiện tượng sốt cao 41 – 420 C
- Chăn ăn và bỏ ăn
- Mệt mỏi, lười vận động, ủ rũ, mắt lờ đờ
- Lười di chuyển, suy sụp, ưa nằm
- Chết đột ngột (trường hợp nhiễm chủng độc lực cao, tỷ lệ chết có thể lên 100%). Xác chết cứng nhanh chóng. Trường hợp chết trong thời gian đầu của bệnh thường không có biểu hiện bệnh gì quá đặc biệt.
- Sảy thai (nếu đang mang thai ở bất cứ giai đoạn nào mà mắc bệnh).
- Tiêu chảy, ói mửa. Có thể đi ngoài kèm máu.
- Xuất hiện các đốm hoại tử trên da, thâm tím khi chết.
- Ho, khó thở, nhịp tim nhanh, thở gấp.
- Mắt đổ ghèn, mũi chảy mủ, miệng và mũi chảy máu, phân lẫn máu.
- Đi đứng không vững, xiêu vẹo, liệt chân, sưng huyết đỏ ở các chân
Chẩn đoán cần lưu ý
Khi chẩn đoán dịch tả Châu Phi có thể đánh giá qua các biểu hiện cụ thể ở các cơ quan như sau:- Tim: tràn dịch, xuất huyết màng trong và ngoài tim.
- Máu: khó đông hoặc không đông.
- Phổi: phù, xuất huyết và đông đặc một phần phổi.
- Xoang bụng, xoang ngực: có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu.
- Dạ dày và ruột: viêm xuất huyết dạ dày ruột => viêm loét hoại tử.
- Thận: phù màng bao, xuất huyết điểm ở vỏ và tủy, có vết bầm và nhồi huyết trên bề mặt thận.
- Bàng quang: xuất huyết niêm mạc.
- Hạch bạch huyết: sưng to, đỏ tấy, chứa chất đặc sệt hoặc toàn máu.
- Lách: xuất huyết, sưng to, đỏ đậm hoặc đen, dễ vỡ, đầu lách trở nên tù.
- Gan: sưng to gấp 2 lần, có nhiều điểm xuất huyết, mép gan bị tù (dày lên).
- Bàng quang xuất: huyết, phù niêm mạc.
- Khớp: Sưng khớp, hoại tử khớp…
***
Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepgiatot
Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291 – 096.38.22.293
Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234