Những năm trở lại đây, nhiều chủ trang trại chăn nuôi dần chuyển hướng sang mô hình nuôi heo rừng lai để tối ưu lợi nhuận.
Nguyên nhân là bởi thịt heo rừng lai ngon, chất lượng, tỉ lệ mỡ thấp nên dễ bán cho các quán ăn, nhà hàng với giá thành cao, đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
Cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu về kỹ thuật nuôi heo rừng lai hiệu quả và ứng dụng ngay vào trong việc chăn nuôi của mình nhé!
Kỹ thuật nuôi heo rừng lai hiệu quả 2023
Kỹ thuật chọn giống
Đặc điểm của heo rừng lai
Heo rừng lai là loại heo được lai giữa heo rừng đực và heo nái địa phương của các đồng bào dân tộc, mang ưu điểm vượt trội của cả bố và mẹ, có sức đề kháng mạnh, khả năng thích nghi với môi trường sống và ít mắc bệnh.
Heo rừng lai có tính cách hơi nhút nhát, thính giác và khứu giác tốt, thích sống theo bầy đàn từ 2 – 3 con trong khi heo rừng đực thì chỉ sống 1 mình.
Về kiểu hình, heo rừng lai có lưng thẳng, bụng thon, hơi gầy và răng nanh phát triển mạnh. Lúc trưởng thành, con đực có thể đạt trọng lượng từ 50 – 70kg trong khi con cái nặng 30 – 40kg.
Chọn heo rừng đực
Một số lưu ý khi chọn giống heo rừng đực bạn cần chú ý là:
+ Nên mua về lúc được 6 tháng tuổi và chỉ sử dụng khi chúng bắt đầu được 7 – 8 tháng.
+ Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng đời sau, không sử dụng lợn đực giống non.
+ Chọn giống heo rừng đực nên chú ý tới các đặc điểm như mặt dài, lưng thẳng, bụng thon, lợn có phần lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng.
+ Lợn đực hoang dã mang tính cách hung hãn, dữ tợn
Lựa chọn heo rừng đực chất lượng
Chọn heo nái
Tiêu chí để chọn heo nái giống là heo nái sinh sản được chọn lọc từ đàn lợn nái hậu bị khi chúng được 4 – 6 tháng tuổi. Đây cũng là kỹ thuật nuôi heo rừng lai hiệu quả.
Cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm khung xương, vú, cơ quan tình dục của heo nái trong giai đoạn này để lựa chọn được con giống cái chất lượng, mang nhiều đặc tính tốt.
+ Về cơ quan sinh dục: phát triển bình thường cả về hình dáng và hành động
+ Tuyến vú: cần chọn heo nái có tuyến vú phát triển để nuôi đàn đông con, nên tránh những con cái có đôi vú cong, vênh, lệch khô.
+ Khung xương: khung xương và chân của lợn cái cần chắc khỏe, lợn khỏe mạnh và linh hoạt.
Chọn heo nái hậu bị chất lượng để có lứa heo rừng lai mang nhiều đặc điểm tốt
Quy trình chọn lọc, nhập và chăm sóc heo nái hậu bị cần được tiến hành cẩn thận, kỹ càng, đảm bảo heo nái được chọn chất lượng và có khả năng cao mang lại kết quả lai tạo tốt.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về heo nái hậu bị Đan Mạch tại Nông Nghiệp Giá Tốt – dòng heo nái giống được ưa chuộng top đầu về chất lượng thịt, khả năng ít nhiễm bệnh và kiểu hình vượt trội.
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại cho heo rừng lai
Một số lưu ý về chuồng nuôi heo rừng lai
Bạn có thể sử dụng nứa, tre, gỗ hoặc dây thép B40 quấn quanh chuồng làm hàng rào.
Đảm bảo chuồng nuôi ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, không nên để chuồng quay theo hướng Đông Nam hoặc Nam. Ưu tiên chọn các vị trí cao ráo, tránh ngập úng nước.
Đối với chuồng nuôi lợn cái hậu bị, diện tích sẽ rộng hơn so với chuồng nuôi heo rừng lai, khoảng 30 – 35 mét vuông. Sử dụng lưới B40 có mắt lưới nhỏ hơn để rào quanh chuồng lợn, xây thêm một ổ đẻ cho lợn trong chuồng, lót rơm rạ, lá khô và đảm bảo cho ổ đẻ khô thoáng, không ẩm mốc.
Một số lưu ý về chuồng nuôi heo rừng lai
Làm máng ăn uống cho heo rừng lai
– Máng nên được đặt ở đầu chuồng, khu vực thấp nhất để dễ dọn dẹp trong quá trình chăn nuôi.
– Phần máng nên có độ cao từ 15 – 20 cm tùy vào độ cao của đàn lợn, chiều dài của máng dao động trong khoảng từ 2 – 2,2m; nếu xây cố định thì nên cao hơn so với mặt đất từ 5 – 7 cm cho hợp vệ sinh
Máng ăn của heo rừng lai
Heo rừng lai có bản chất hoang dã, ăn được các loại rau xanh, giun đất, các loại cây thuốc nam như hoàng ngọc, nhọ nồi,..
Khi chọn thức ăn cho heo cần chú ý làm sao để không bị nấm mốc, mối mọt, các thành phần khi được phối trộn phải nghiền nhỏ.
Phòng trừ bệnh trong kỹ thuật nuôi heo rừng lai
Đối với lợn con đã biết ăn hoặc lợn mẹ bị tiêu chảy, nên cho ăn lá khổ sâm, lá ổi, lá nhọ nồi để lợn nhanh khỏi bệnh.
Nên xây chuồng heo thành hai ngăn để khi tẩy uế, sát khuẩn, có thể lùa lợn sang một ngăn, ngăn còn lại thì dọn dẹp sạch sẽ.
Lợn mới đưa về nuôi cần được theo dõi ở khu vực riêng trước khi nhập đàn, điều này nhằm tránh trường hợp lợn mang mầm bệnh lây lan đồng thời để lợn có thời gian thích nghi với chuồng trại mới.
Việc tiêm vacxin cho cả lợn mẹ và lợn con cũng cần được chú trọng, cụ thể:
+ Lợn con sinh được 1 tháng có thể tiêm vacxin Ecolin chống phù đầu lần 1 để tránh lợn con bị đi ngoài. Sau 25 ngày lợn chưa đẻ thì tiêm nhắc lại lần 2.
Tham khảo thêm cách phòng chống bệnh phù đầu ở lợn hiệu quả để có biện pháp can thiệp kịp thời khi lợn mắc bệnh.
+ Lợn con mới sinh cần bổ sung Lactomin tiêu hóa 1 gói/đàn/ngày
Nắm được kỹ thuật nuôi heo rừng lai sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình chăn nuôi và phòng ngừa bệnh. Heo rừng lai ngày càng được thị trường ưa chuộng bởi thế, chăn nuôi thành công sẽ đem lại cho chủ trang trại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua
➖ Fanpage Nông Nghiệp Giá Tốt JSC
➖ Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291- 096.38.22.293 .
➖ Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234.
➖ Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610
➖ Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt