Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

CÁCH CHĂM SÓC LỢN NÁI ĐẺ LỨA ĐẦU TRƯỚC VÀ SAU SINH CHI TIẾT 2023

cach-cham-soc-lon-nai-de-lua-dau-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Đối với các chủ trang trại chăn nuôi lợn, việc chăm sóc lợn nái đẻ lứa đầu trước, trong và sau khi sinh quyết định phần lớn tới kết quả chăn nuôi và chất lượng của lợn con. 

Muốn lợn nái sinh xong khỏe mạnh, lợn con tăng trưởng tốt; bà con cần phải đầu tư thời gian tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về thức ăn, chuồng trại; làm sao để đảm bảo cho lợn nái có điều kiện tốt nhất khi sinh đẻ.

Bài viết này, Nông Nghiệp Giá Tốt mách bạn những dấu hiệu sinh lý khi lợn sắp đẻ và cách chăm sóc lợn nái đẻ lứa đầu chi tiết.

cach-cham-soc-lon-nai-de-lua-dau-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Chăm sóc lợn nái đẻ lứa đầu ra sao? 

Lợn nái mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?

Thời gian mang thai tiêu chuẩn của lợn nái ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng lợn con. Bởi nếu lợn nái đẻ quá muộn hay quá sớm so với ngày dự kiến, lợn con đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng hoặc chết sớm.

Ở lợn rạ hay còn gọi là lợn đã đẻ từ 2 – 3 lứa, thời gian mang thai vào khoảng 115 ngày (gần 4 tháng). Trong khi đó, lợn nái đẻ lứa đầu thời gian này không chênh lệch quá nhiều, chỉ khoảng 114 ngày.

Cách tính thời gian lợn nái mang thai được dựa trên lịch dương, tuy nhiên do có tháng có 29, 30 hoặc 31 ngày mà có thể sẽ có sự chênh lệch nhất định, bà con nên chủ động ghi chép lại thời gian đẻ của các lứa lợn để có thể chăm sóc tốt nhất.

lon-nai-mang-thai-bao-nhieu-ngay-thi-de-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Lợn nái mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?

Biểu hiện sắp sinh của lợn nái đẻ lứa đầu

Nắm được các biểu hiện sắp sinh của lợn nái đẻ lứa đầu sẽ giúp bà con chủ động hơn. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của lợn nái sắp đẻ bạn cần lưu ý:

+ Lợn kêu tiếng khác biệt so với thường ngày

+ Vú sau của lợn vắt ra sữa báo hiệu lợn sắp đẻ trong vài giờ tới

+ Vú trước vắt được sữa thì hôm sau lợn sẽ đẻ

+ Khi lợn sắp đẻ, cơ quan sinh dục sẽ có sự thay đổi, âm môn phù nhão, có thể xung huyết

+ Lợn mẹ bắt đầu có thói quen cắn ổ, tha rơm rạ về làm ổ đẻ

+ Lợn có biểu hiện ăn ít hoặc không ăn

bieu-hien-sap-sinh-cua-lon-nai-de-lua-dau-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Biểu hiện sắp sinh của lợn nái đẻ lứa đầu

Cách chăm sóc lợn nái đẻ lứa đầu

Chuẩn bị trước khi sinh

Trước ngày sinh đẻ của lợn nái, cần giảm lượng thức ăn cho lợn và tiến hành tắm rửa cho lợn sạch sẽ, vệ sinh vùng âm hộ/hậu môn của lợn kỹ càng.

Đối với heo nái được chọn làm giống, bà con chú ý không nên cắt lông đuôi của lợn nái. Bởi lợn nái khác với lợn thịt, biểu hiện ở đuôi là dấu hiệu khá chính xác cho thấy lợn còn sót nhau thai hay sót lợn con hay không.

Nếu tình trạng sót nhau thai xảy ra, bạn có thể tham khảo thêm biện pháp khắc phục khi lợn nái “sót nhau” sau sinh để có cách xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị khăn lau khô lợn con khi mới sinh, thuốc sát trùng, đèn sưởi ấm và tấm lót cho ổ úm lợn con.

chuan-bi-gi-cho-lon-nai-de-lua-dau-sap-sinh-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Chuẩn bị gì cho lợn nái đẻ lứa đầu trước sinh?

Sau khi sinh chăm sóc lợn nái đẻ lứa đầu như thế nào?

Chế độ ăn

Mặc dù sau sinh cơ thể lợn nái rất yếu. Tuy nhiên lượng sữa tích tụ trong cơ thể còn nhiều, nếu cho lợn nái ăn bằng lượng thức ăn trước đó, tuyến vú sẽ liên tục tiết sữa, lợn con bú không hết sẽ dẫn đến viêm vú ở lợn mẹ.

Cách tốt nhất là trong 3 ngày đầu sau sinh, nên cho lợn nái ăn một nửa lượng thức ăn thông thường sau đó tăng dần vào ngày thứ 3 trở đi.

che-do-an-cua-lon-nai-de-lua-dau-sau-sinh-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Chế độ ăn của lợn nái đẻ lứa đầu sau sinh

Bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn nái đẻ lần đầu

Lợn nái khi sinh thường mất một lượng lớn máu và nước trong cơ thể. Do đó cần tiêm cho lợn nái một mũi Amox LA để tránh viêm nhiễm và 1 mũi Oxytocin để lợn đẩy được hết độc tố và chất bẩn ra ngoài.

Lợn con tập ăn khoảng 15 – 20 ngày có thể tiến hành cai sữa. Trong thời gian này, bạn có thể tìm hiểu thêm các chế độ dinh dưỡng đạt chuẩn cho heo con, đảm bảo sinh trưởng tốt để thiết kế bữa ăn cho phù hợp.

Một điều lưu ý nữa để lợn con có thể tăng trưởng vượt trội, đem lại lợi ích kinh tế cao là bà con chú ý tới khâu chọn giống từ trước. Nếu giống lợn được chọn làm nái mẹ có ưu điểm tốt, nhiều gen trội thì lứa con sinh ra cũng khỏe mạnh. 

Một số giống lợn nhập ngoại được tin cậy trong chăn nuôi nhất hiện nay là lợn Duroc, lợn Landrace, lợn Yorkshire,..Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các giống lợn tại Nông Nghiệp Giá Tốt  để có lựa chọn chăn nuôi hợp lý.

bo-sung-chat-dinh-duong-cho-lon-nai-de-lua-dau-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn nái đẻ lứa đầu

Phòng ngừa bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái 

Nguyên nhân làm lợn nái đẻ lứa đầu thường bị viêm nhiễm đường sinh dục là do khi sinh lợn còn sót nhau hoặc do thao tác đỡ đẻ thủ công bằng tay khiến cho tử cung bị tổn thương.

Lợn nái đẻ lần đầu bị viêm đường sinh dục có thể xử lý bằng các cách sau:

  • Sát khuẩn bằng thuốc tím pha loãng 1/1000
  • Dùng UI PENICILIN pha loãng bơm vào tử cung, sau đó bơm cho heo nái 1 mũi tetracyclin để đảm bảo bộ phận viêm nhiễm đã được sát khuẩn kỹ

Nhìn chung, cách chăm sóc lợn nái đẻ lứa đầu trước và sau sinh không khó nếu bạn chú ý quan sát các biểu hiện của lợn và can thiệp kịp thời. Nông Nghiệp Giá Tốt chúc bạn chăn nuôi thành công!

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua 

➖ Fanpage Nông Nghiệp Giá Tốt JSC

➖ Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291- 096.38.22.293 .  

➖ Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234.

➖ Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610

➖ Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *