Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

Kỹ thuật chăm sóc & đỡ đẻ heo con sơ sinh – Đảm bảo khỏe mạnh – Sinh trưởng tốt

Kỹ thuật chăm sóc & đỡ đẻ heo con sơ sinh - Đảm bảo khỏe mạnh - Sinh trưởng tốt
Việc chăm sóc, đỡ đẻ đảm bảo cho heo con sơ sinh khỏe mạnh và sinh trưởng tốt là điều khiến nhiều nhà chăn nuôi lo lắng khi chăm sóc, đỡ đẻ cho heo nái đẻ. Thấu hiểu những nỗi lo đó, Nông Nghiệp Giá Tốt sẽ chia sẻ về công tác chăm sóc, đỡ đẻ thành công, heo con phát triển tốt.

GIAI ĐOẠN HEO NÁI BẦU CHUẨN BỊ ĐẺ CON

Heo bầu, heo chuẩn bị sắp đẻ trong thời gian trước khi đẻ 10 ngày heo nái đẻ phải được tắm rửa sạch sẽ, phun thuốc sát trùng rồi đưa về chuồng đẻ cũng như chăm sóc và làm một số công tác trước khi đưa heo về chuồng.

Thức ăn heo nái đẻ

Giảm lượng thức ăn trước đẻ 4 ngày, mỗi ngày 0,5 kg. Ngày đẻ cho ăn 0,5kg. Nếu ngày dự kiến đẻ mà nái chưa đẻ thì phải cho ăn 1kg/ngày. Sau khi lợn đẻ mỗi ngày cho ăn tăng thêm 1kg đến 5 – 6 ngày.Nếu số heo con nhiều thì lượng thức ăn được tính như sau: 1,5 + 0,5 ×số con (chỉ áp dụng công thức từ 10 ngày trở đi).

Chuẩn bị chuồng đẻ

Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng, trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35 độ C.   Các miếng lót hoặc thảm phải đặt ở vị trí chính xác. Chuẩn bị thuốc hỗ trợ cho heo đẻ (Oxytocin…). Duy trì trại đẻ thật yên tĩnh. Phân heo phải được thu gom thường xuyên, không được để nái nằm đè lên phân và hãy rắc vôi 1 – 2 lần/ngày toàn bộ sàn, đường đi và Xịt gầm, xả gầm 1 lần/ngày cũng như phun sát trùng 2 lần/ngày

Hộ lý đỡ đẻ

Heo nái có dấu hiệu sắp đẻ: Bỏ ăn hoặc giảm ăn, bồn chồn đứng nằm không yên, đái ỉa nhiều lần hay khi kiểm tra bầu vú có sữa non tiết ra và am hộ chảy sệ, sưng to, có nước ối, phân su. Khi thấy những dấu hiệu trên hãy làm công tác hộ lý đỡ đẻ cho heo ngay nhé. – Chuẩn bị dụng cụ: Kéo, phanh, bông, cồn, dây buộc rốn, khay, nước sát trùng, bàn chải, vải xô, kháng sinh kéo dài, Ampicoli, Oxytocin, xilanh, quây úm. – Heo nái chuẩn bị đẻ: Dùng nước pha thuốc sát trùng rửa sạch bầu vú, phần mông, âm hộ, sàn chuồng. – Heo con đẻ ra: Lau dịch trong miệng, mũi, toàn thân. – Buộc dây rốn cách cuống rốn 3cm, rồi cắt dây rốn và sát trùng vị trí cắt và vùng cuống rốn. – Đưa heo con vào lồng úm khoảng 15 phút rồi cho ra bú. – Heo nái đẻ được 1 – 2 con cho tiêm kháng sinh kéo dài. – Khi nái đẻ gần xong thì tiêm Oxytocin và sẽ tiêm liên tục 3 ngày sau đó mỗi ngày 1 mũi.  Lưu ý: Trong quá trình đỡ đẻ cho heo cần phải cẩn thận và lưu ý những heo mẹ có tiền sử đẻ khó. Cần hỗ trợ đỡ đẻ những heo đẻ non và đẻ khó.

Quản lý giảm số heo chết nếu có

Kỹ thuật chăm sóc & đỡ đẻ heo con sơ sinh
Kỹ thuật chăm sóc & đỡ đẻ heo con sơ sinh
Cần nắm rõ những nguyên nhân khiến heo con chết như nái già, quá mập, sử dụng Oxytocin không đúng cách (quá liều hoặc quá nhiều lần). Cần ghi lên bảng tên những nái có tiền sử sảy thai.  Những nái có tiền sử đẻ khó cần lưu ý khi gặp vấn đề hoặc trên 20~30 phút mà vẫn không đẻ được thì cần có giải pháp kịp thời để hỗ trợ cho nái đẻ.

GIAI ĐOẠN CHĂM HEO MẸ VÀ HEO CON SAU SINH

Kiểm tra môi trường nuôi dưỡng hằng ngày

 Duy trì nhiệt độ phòng đẻ từ 22~24 độC.  Heo con có thể nằm thoải mái phía dưới khu vực đèn úm. Lắng nghe tiếng kêu của heo để xác định chúng thật thoải mái. Tốc độ gió không quá cao (20 cfm/nái. 1 cfm (cubic feet per minute) tương đương 1,699 m3/giờ), tránh gió lạnh lùa vào. Vệ sinh phân và chất thải 2 lần/ngày. 

Heo sơ sinh cần được sưởi ấm và giữ khô

 Thân của heo con mới đẻ thường rất ẩm và thân nhiệt hạ rất nhanh, vì vậy nên sử dụng đèn úm và bột làm khô cho heo con. 

Heo sơ sinh cần được bú sữa đầu đầy đủ

 Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu là nguồn kháng thể quan trọng từ mẹ và là nguồn cung cấp năng lượng sưởi ấm cho heo con.  Sau khi heo con được đẻ ra, cần quan sát heo con có bú sữa mẹ đầy đủ hay không, giúp đầu heo con hướng về chỗ vú mẹ.  Những bầy nái đẻ con ít thì nên ghép heo từ nơi khác vào. Hạn chế tối đa di chuyển heo. Cũng như cần quan sát heo mỗi ngày. Nhanh chóng phát hiện heo có vấn đề và tập trung điều trị. 

Đánh giá heo nái

 Cuối cùng là xem xét lượng cám nái ăn vào. Làm sạch máng và cung cấp cám tươi. Kiểm tra lượng sữa nái, giúp nái lứa đầu uống nước dễ dàng. Kiểm tra phân heo nái. Kiểm tra tình trạng vệ sinh dịch tễ. Xem xét heo con có khỏe mạnh hay không. Xem thêm: Heo giống Yorkshire Đan Mạch GP – D02 Truy cập vào trang web chính thức của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Giá Tốt tại https://nongnghiepgiatot.com/ để tham khảo thêm thông tin về các loại heo giống chất lượng cao cũng như các kiến thức liên quan đến chăn nuôi heo Liên hệ ngay để được tư vấn và chọn nguồn heo giống tốt nhất! =========================== Thông tin liên hệ Nông Nghiệp Giá Tốt: CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP GIÁ TỐT 🔸 Nâng tầm nhà chăn nuôi Việt 🔸 🏡 Địa chỉ: Lp2-32 Vinhomes Thăng Long – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội.  ☎️ Hotline: 0974.816.590.  🌐 Web: nongnghiepgiatot.com.  📩 Email: nongnghiepgiatotthongminh@gmail.com  

Hotline Đặt mua hàng: 097.28.28.291- 096.38.22.293 .  

Tổng đài Tư vấn kỹ thuật: 0333.779.234.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *