Công ty CP Nông nghiệp giá tốt

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN: DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

benh-tu-huyet-trung-o-lon

Từ tháng 4 đến tháng 10 heo thường có thể mắc nhiều bệnh vặt, người nông dân cần đặc biệt chú ý loại bệnh tụ huyết trùng ở lợn. Vậy bệnh tụ huyết trùng ở lợn là gì? Cùng Nông Nghiệp Giá Tốt tìm hiểu ngay nhé.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN

nguyen-nhan-benh-tu-huyet-trung-o-lon-min (1)

Nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng ở lợn

Theo như Sở phát triển Nông Nghiệp và PTNT của thành phố Hà Nội cho biết bệnh tụ huyết trùng ở lợn là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn tụ huyết trùng, có tên khoa học là Pasteurella Multocida.

Căn bệnh này thường diễn ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 – khi độ ẩm trong không khí cao, lợn ở trong chuồng nuôi không sạch sẽ và chật chội sẽ khiến chúng suy giảm hệ miễn dịch và dễ dàng bị mắc bệnh.

Lúc này các vi khuẩn tụ huyết trùng luôn có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan ở lợn sẽ tấn công và làm lợn nhiễm bệnh và có thể lây lan cho cả đàn.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN

Bệnh tụ huyết trùng ở lợn có thể ủ bệnh từ 6 – 48 tiếng. Sau khi lợn phát bệnh sẽ có 3 thể: Quá cấp, cấp tính và mãn tính.

1. Thể quá cấp

Theo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này bệnh thường phát triển nhanh chóng. 

benh-tu-huyet-trung-o-lon-the-qua-cap

Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thể quá cấp

Ở thể này lợn sẽ có các triệu chứng: đột ngột bị sốt từ 41 – 42°C, cơ thể run rẩy, chán ăn, nằm một chỗ, trên da bắt đầu xuất hiện các vết tím tái và đỏ rực thành các mảng lớn.

Ngoài ra lợn còn có thể thở hổn hển do khó hô hấp, đôi lúc ho và chảy nước mũi. Khi bệnh chuyển nặng lợn thường thở bằng miệng, toàn thân tím tái và sẽ chết sau 12 – 36 giờ. Nếu không lợn sẽ chuyển sang thể mãn tính

2. Thể cấp tính

benh-tu-huyet-trung-o-lon-the-cap-tinh

Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thể cấp tính

Ở thể cấp tính heo thường sẽ có những triệu chứng ho, sốt và viêm phổi. Bệnh thường kéo dài khoảng 4 – 5 ngày nếu kịp thời cứu chữa thì lợn sẽ khỏe lại. Nếu để quá thời gian thì lợn sẽ chết do bại huyết.

3. Thể mãn tính

benh-tu-huyet-trung-heo-the-man-tinh-min

Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thể mãn tính

Ở thể mãn tính heo sẽ bắt đầu gầy xộc đi, ho khan liên miên và khó thở. Sau đó heo bắt đầu có các triệu chứng như ỉa chảy, phân có mùi khó chịu.

Trên da vẫn xuất hiện các vết bầm tím do máu tụ đặc biệt ở tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn.

Heo ở giai đoạn này sẽ chết sau 1-2 tháng sau khi nhiễm bệnh.

PHÒNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN

phong-benh-tu-huyet-trung-o-lon-min

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn

Ông cha ta có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, bệnh tụ huyết trùng ở lợn có thể gây ra các hệ lụy khôn lường vì vậy bạn luôn phải chú ý tới việc phòng bệnh cẩn thận, đặc biệt là phòng bệnh bằng vaccine.

Theo như Sở phát triển Nông Nghiệp và PTNT của thành phố Hà Nội, chúng ta nên tiêm vaccine cho heo 2 lần/ năm, còn đối với các trại chăn nuôi nhiều thì nên tiêm 3 lần/ năm, để đảm bảo đàn lợn không bị mắc bệnh.

Heo cần được tiêm vaccine lần 1 vào khoảng 45 – 50 ngày tuổi, lần 2 cách lần 1 khoảng 3-4 tuần, sau đó lợn cần được tiêm nhắc lại 6 tháng/ lần.

Để phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở lợn kịp thời và hiệu quả, bạn nên theo dõi và thực hiện theo lịch tiêm vaccine cho heo con an toàn và đặc biệt quan tâm tới những lưu ý khi tiêm vaccine cho heo.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN

Lợn nên được phát hiện các triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng càng sớm càng tốt. Nếu không may lợn của bạn bị nhiễm bệnh bạn có thể tham khảo liều thuốc dưới đây:

Tên thuốcLiệu lượng/ thể trọngTiêm nhắc lại sau số giờ?
SHOTAPEN LA1ml cho 10 kg thể trọngSau 48 – 72 giờ
AMPI-KANA1 lọ 1gr cho 50kg thể trọng Ngày 2 lần liên tục 3 – 5 ngày
HAMOGEN1ml tiêm bắp cho 10 kg thể trọngNgày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày
GENTAMOX INJ1ml tiêm bắp cho 10 – 15 kg thể thể trọngNgày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày
MACAVET1ml/7 – 10kg thể trọngNgày 1 lần, liên tục 3-5 ngày
LINSPEC 5/10:1ml/7 – 10kg thể trọngLiên tục 3-5 ngày

Đơn thuốc trên được tham khảo tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên tùy vào mức độ bệnh mà đơn thuốc có thể khác nhau nên bạn hãy đến đơn vị thú ý gần nhất để được kê đơn chuẩn nhé.

KẾT LUẬN

Qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh tụ huyết trùng ở lợn. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều hệ lụy khôn lường. 

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc lợn nái cũng như kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại tiêu chuẩn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Giá Tốt – nhà cung cấp các giống lợn nái chất lượng, uy tín trên thị trường hoặc liên hệ qua 

➖ Fanpage Nông Nghiệp Giá Tốt JSC

➖ Hotline Đặt mua hàng : 097.28.28.291- 096.38.22.293 .  

➖ Tổng đài Tư vấn kỹ thuật : 0333.779.234.

➖ Youtube: https://www.youtube.com/@nongnghiepgiatot8610

➖ Group giải đáp: Sàn Giao dịch Chăn nuôi Giá tốt

THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI VIẾT

Bệnh lở mồm long móng ở lợn và cách phòng tránh

Bệnh phù đầu ở lợn và cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất

Các loại bệnh thường gặp ở heo bà con cần quan tâm

Triệu chứng viêm tử cung ở heo nái cần nhận biết kịp thời!

THAM KHẢO VIDEO

– Những điều cần biết khi chăn nuôi heo công nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *